Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 288:
Sau thất bại của [[Không chiến tại Anh Quốc|cuộc không chiến tại Anh Quốc]], Đức bỏ ý định xâm lăng nước này, dồn nỗ lực [[Chiến tranh Xô-Đức|tấn công Liên Xô]] đồng thời củng cố tuyến phòng thủ [[bức tường Đại Tây Dương]] - một dãy các lô cốt, tường cao, đại bác, chướng ngại vật dọc bờ [[Eo biển Manche|biển Manche]] và đã sự chuẩn bị trước các cuộc tấn công từ Anh vào Pháp.
 
====='''Những kế hoạch ban đầu'''=====
Năm 1941, Liên Xô đang phải một mình đối đầu với lực lượng Đức Quốc xã đang rất mạnh. Sau khi kết làm đồng minh, trong số nhiều yêu cầu, yêu cầu đầu tiên của Liên Xô là Anh mở một mặt trận thứ hai, nhằm giảm bớt sức ép của Đức đối với Hồng Quân. Nhưng vào mùa hè năm 1941, nước Anh chưa sẵn sàng tiến hành đổ bộ lên bờ biển Pháp. Lục quân Anh chưa thắng được quân Đức một trận nào dù đã tham chiến 2 năm, và thảm bại ở Pháp năm 1940 cho Anh thấy lục quân Đức mạnh hơn họ rất nhiều. Do vậy, Anh từ chối đổ quân lên Pháp và nói rằng họ đang làm hết sức mình để giúp Hồng Quân, nhưng nhiều người Anh không tin vào lời nói đó. Đại sứ Anh ở Liên Xô, [[Stafford Cripps]] đã tố cáo Chính phủ Anh đang lẩn tránh cuộc chiến tranh, đẩy Hồng Quân Liên Xô vào chỗ phải hứng chịu nhiều thương vong. Ông ta nói: công luận Liên Xô tin rằng Anh sẵn sàng ''“chiến đấu đến giọt máu cuối cùng của Liên Xô”''.
 
Dòng 300:
Sau [[trận Dieppe]], không có hành động quân sự lớn nào được Anh thực hiện tiếp. Anh chỉ tung những nhóm nhỏ quân biệt kích vào đất Pháp để đánh du kích, đồng thời khích động tinh thần của nhân dân kháng chiến tại Pháp. Tuy vậy, năm 1943, quân đội Anh-Mỹ đã liên tục giành thắng lợi trong các chiến dịch tại [[Bắc Phi]], cũng như [[Sicily]] và [[Italy]]. Những chiến dịch này đã cung cấp thêm kinh nghiệm quý báu cho quân Đồng Minh trong kế hoạch đổ bộ sau đó {{sfn|Beevor|2012|p=319}}. Thế nhưng phải tới năm 1944, khi Anh đã nhận được sự hỗ trợ lớn của Mỹ thì kế hoạch đổ quân lên Tây Âu mới được bàn thảo tiếp.
 
====='''Các trận ném bom nước Đức'''=====
[[Tập tin:8th AF Bombing Marienburg.JPEG|nhỏ|Chiếc máy bay [[Boeing B-17 Flying Fortress|B-17 Flying Fortress]] ném bom vào nhà máy Focke-Wulf ở Đức, ngày 9 tháng 10 năm 1943]]
Từ năm [[1942]], [[không quân Hoàng gia Anh|không quân Anh]] bắt đầu mở cuộc oanh tạc dai dẳng, ngày càng tăng thêm vào các mục tiêu quân sự và dân sự của Đức và các vùng châu Âu lân cận.<ref>Hastings 1979</ref><ref name="Garrett 1993">Garrett 1993</ref> [[Không quân Hoa Kỳ]] tham gia cuộc ném bom châu Âu từ đầu năm [[1943]]. Tuy vậy, kỹ thuật ném bom thời đó không đạt độ chính xác cao nên phần lớn các trận bom của Anh-Mỹ không đánh trúng mục tiêu (ước tính rằng chỉ có 7% số bom rơi trúng một khu vực bán kính 300 mét quanh mục tiêu), do đó thiệt hại gây ra cho nền công nghiệp Đức là khá nhỏ và có thể được sửa chữa một cách nhanh chóng. Trong khi đó, không quân và phòng không Đức kháng cự quyết liệt gây tổn thất nặng cho lực lượng máy bay ném bom Anh-Mỹ. Ví dụ như [[trận không kích Schweinfurt thứ hai]] vào ngày [[14 tháng 10]] năm [[Hàng không năm 1943|1943]] được gọi là [[trận không kích Schweinfurt thứ hai|"ngày thứ ba đen tối"]].<ref name="Walden">{{Chú thích web | url = http://www.thirdreichruins.com/schweinfurt.htm | tiêu đề = Third Reich in Ruins:Schweinfurt | ngày truy cập = ngày 16 tháng 1 năm 2007 | họ 1 = Walden | tên 1 = Geoff | năm = 2007 | tháng = 1| work = www.thirdreichruins.com | trích dẫn = }}</ref> Trong số 291 chiếc [[B-17 Flying Fortress]] tham gia tấn công, đã có 77 chiếc bị Đức bắn hạ, 122 chiếc khác bị hư hại. Thiệt hại trong trận này nặng tới mức không quân Anh-Mỹ phải ngừng ném bom ban ngày vào lãnh thổ Đức trong suốt hàng tháng.
Chiến dịch ném bom của Anh-Mỹ đã không đạt được kết quả chiến lược: sản lượng vũ khí của Đức vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm 1943 đã cao gấp đôi năm 1942 và vẫn tiếp tục tăng cho đến cuối năm 1944 (chỉ sau khi Đức bị mất mỏ dầu ở [[Romania]] vào tay [[Hồng quân Liên Xô]] thì sản lượng vũ khí của Đức mới sụt giảm). Tinh thần chiến đấu của quân đội Đức cũng không bị các trận bom làm suy giảm.<ref name="Garrett 1993"/> Tổn thất mà các trận ném bom của Anh - Mỹ gây ra cho sản xuất công nghiệp Đức được ước tính chỉ dao động trong khoảng 0,6 - 4,4% (tùy thành phố). Các chỉ huy Anh-Mỹ nhận ra nếu muốn đánh bại Đức, họ bắt buộc phải dùng lực lượng bộ binh để đổ bộ vào châu Âu.
 
====='''Đồng Minh đổ bộ lên Tây Âu'''=====
 
Tại Hội nghị Tam cường ở [[Washington]] vào tháng 5 năm [[1943]], lãnh đạo ba nước [[Mỹ]], [[Anh]] và [[Liên Xô]] đã thảo luận với nhau về việc mở Mặt trận thứ hai. Thủ tướng Anh [[Churchill]] đề xuất mở một chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Đức từ [[Địa Trung Hải]], nhưng Tổng thống Mỹ [[Franklin D. Roosevelt|Roosevelt]] phản đối kế hoạch này, do đó nó đã không được thực thi {{sfn|Ford|Zaloga|2009|p=10}}.