Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộ đom đóm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
Vì bộ phim chứa đựng rất nhiều những hình vẽ và sự mô tả rất xúc động những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh đối với xã hội và từng cá nhân trong đó, nhiều nhà phê bình đã coi ''Mộ Đom đóm'' là một bộ phim phản chiến. Bộ phim cũng cung cấp cho người xem một cái nhìn từ bên trong về [[văn hóa Nhật Bản]] khi tập trung vào miêu tả bi kịch của con người bởi chiến tranh hơn là tìm cách ca ngợi những hành động anh hùng.
 
Một cách nhìn khác về ''Mộ Đom đóm'' cho rằng bộ phim miêu tả sự nguy hiểm khi con người đặt lòng tự trọng của họ cao hơn lý trí. Cách hiểu đặc biệt này được chính đạo diễn Takahata nói tới trong một cuộc phỏng vấn ông cho lần phát [[Hành tinh|hành]] DVD của bộ phim năm [[2002]]. Ông đã bày tỏ sự ngạc nhiên của mình trước sự cảm thông của khán giả với Seita thay vì nhận ra rằng chính hành động của cậu bé đã dẫn tới cái chết của em gái mình. Nhân vật thể hiện hình ảnh của nhà văn Nosaka, cậu bé Seita phải đối diện với một lựa chọn quyết định (khi cậu rời khỏi nhà của bà dì và khi người nông dân từ chối nhận cậu), đó là hoặc ở lại với người dì ích kỷ, làm việc và đối diện với sự thật, hoặc là chạy trốn. Cuối cùng Seita đã lựa chọn lòng kiêu hãnh thay vì lý trí, và số phận của cậu cũng như của Setsuko chính là kết quả của lựa chọn đó khi hai anh em rời khỏi nhà bà dì. Nếu ở lại, gần như chắc chắn hai anh em sẽ sống sót. Hơn nữa, đã có những ý kiến cho rằng nếu như bộ phim thực sự dựa vào cuốn tiểu thuyết (vốn là một lời xin lỗi cá nhân của tác giả với em gái mình) thì rõ ràng là rất khó để coi ''Mộ Đom đóm'' là một bộ phim phản chiến thực sự.
 
Khái quát hơn, vì rằng những vết thương của Seita là do chính cậu gây nên, và nó cũng dẫn tới cái chết của Setsuko, nên có thể hiểu rằng đó là sự chỉ trích tới sự tham gia của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới 2: Lòng kiêu hãnh của người Nhật đã làm đất nước Nhật Bản thiệt hại nặng nề.