Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xe tăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 373:
Kết cấu xe và bố trí giáp, cũng là chiến lược phát triển lâu dài xe tăng, có hai hướng [[Nga]] và [[Đức]] được bắt đầu từ [[Leopard 2]] và [[T-64]].
=====Kiểu xe [[Nga]].=====
Xe Nga hiện nay có 2 chỗ ngồi song song trong tháp pháo tròn đều. Dưới chân trưởng xe và pháo thủ là băng đạn tròn. Băng đạn tròn quay có hai tầng cho [[liều]] và [[đầu đạn]],. lắpLắp đạn, tháo đạn, chọn loại đạn và đổi đạn thuận tiện. Đằng sau lưng họ là hộp đạn dự trữ, đạn từ hộp này có thể lắp thủ công vào nòng hay lắp vào băng đạn tròn. Tháp pháo thụt sâu vào thân xe đến gần sàn xe, băng đạn nằm ở vị trí thấp nhất và chính giữa xe, giảm tối đa khả năng trúng đạn phát nổ giết tổ lái khi xe bị bắn hỏng. Trước xe là buồng lái của lái xe, liền sau tháp pháo là động cơ, sau cùng là hộp số, truyền động đến các bánh xe nằm dưới sàn 2 bên thành. Trên hộp số là các hộp dẫn khí thải, lọc khí vào, két nước làm mát.
 
Xe tăng hiện đại [[T-95]] của [[Nga]] hoàn toàn không có người trong tháp pháo, tháp pháo hiện nay chỉ là súng chính và đạn dược. Tổ lái 3 chỗ ngồi nằm giữa thân, thấp xuống. Băng đạn tròn dẹt xếp đạn liều rời ngang được thay bằng băng đạn xếp đứng, có thể dùng đạn liều rời và đạn liều liền. Toàn bộ việc quan sát và điều khiển được thực hiện qua hệ thống điện tử với máy tính hỗ trợ. Các hệ thống tự động này là mấu chốt sức mạnh của giáp xe: không gian trong xe rất nhỏ, xe thấp nhỏ, giảm diện tích mặt ngoài, tăng độ nghiêng và độ dầy của giáp trong khi không cần tăng khối lượng xe. Xe ngày nay có khối lượng như [[IS-3]] hồi cuối thế chiến, nhưng nhỏ hơn nhiều và giáp trước có khả năng chống đỡ cao gấp 3-4 lần.