Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xe tăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 133:
Xem [[Xe tăng Thế chiến II]]
 
Trong chiến tranh, cuộc chạy đua đã đẻ ra các xe tăng hạng nặng và chứng tỏ sự ưu việt của chúng. Nhưng cho đến thời điểm sau [[Chiến tranh Thế giới 2]], tình hình kỹ thuật và hạ tầng (cầu cống đường xá) hạn chế số lượng các xe tăng hạng nặng. Đến cuối những năm 1960 xuất hiện các MBT, chúng thuộc loại xe tăng hạng nặng và rất nặng, mang đại bác nòng trơn và hệ thống điện tử cơ khí phức tạp.
 
Xe tăng hạng nặng đầu tiên là [[Char 2C]] của [[Pháp]] thiết kế trong [[Thế chiến 1]], 46 tấn, sau được [[Tiệp Khắc]] đóng. Tuy vậy, hệ thống treo và các điều kiện kỹ thuật khác chỉ cho xe này hoạt động ổn định ngay trước [[Thế chiến 2]]. Xe này được thiết kế dể bắn bộ binh và công sự, nhiều súng pháo và tháp pháo nhưng súng nhỏ giáp mỏng, rất ít tác dụng trong chiến thuật [[chiến tranh chớp nhoáng]] cơ giới.
Dòng 139:
Liên Xô chuyển hướng chúng thành các xe mang một pháo to giáp dầy [[KV-1]] và [[KV-2]]. Đầu [[Chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại]] của Liên Xô (1941), không xe nào của Đức bắn thủng được [[KV-1]]. Điều này thúc đẩy Đức phát triển xe hạng nặng [[Panzer V]] (Tiger-1) năm 1943, [[Panzer VI]] (Tiger-2) năm 1944. Vì thế Liên Xô lại đầu tư sản xuất lượng lớn [[IS-1]] và [[IS-2]]. Trận đấu tăng [[Prokhorovka]] thể hiện ưu thế của xe tăng hạng nặng.
 
Sau chiến tranh Thế giới 2, do tình hình hạ tầng, người ta chỉ chế tạo một lượng nhỏ xe tăng hạng nặng, trong khi xe tăng hạng trung chiếnchiếm số lượng chính. Vì số lượng ít nên thông thường các xe này tập trung nhiều kỹ thuật và đắt đỏ, có vai trò quan trọng trong phát triển kỹ thuật. [[Liên Xô]] phát triển tiếp IS thành hai dòng: loại tháp pháo dài rất mạnh và loại tháp pháo tròn cơ động.
*[[IS-2]], [[IS-5]], [[IS-6]], [[IS-8]], [[IS-9]], [[IS-10]] (sau này đổi tên là [[T-10]]): tháp pháo tròn ngắn, đại bác 122mm.
*[[IS-3]], [[IS-4]], [[IS-7]], [[Object-277]], [[Object-279]], [[Object-770]]: tháp pháo dài, đại bác 130mm.
 
Sau thập niên 1960, người ta không sản xuất xe tăng hạnhạng trung nữa. CácTừ MBTđó từcác đóMBT có khối lượng xe hạng nặng trước đây trở thành xe tăng chủ lực chiếm số lượng lớn nhất.
 
Trong [[Thế chiến 2]], [[Đức]] có những dự án siêu xe tăng, nối tiếp Pháo Hạm Trên Cạn của người Anh: [[P. 1000 Ratte]] và [[P. 1500 Monster]]. [[P. 1000 Ratte]] mang hai đại bác chính 280mm, nặng 1800 tấn, giáp 150mm-360 mm. Động cơ có hai phương án. Phương án đầu dùng 8 động cơ [[Daimler-Benz MB501]] 20-cylinder, mỗi cái 2000 HP. Phương án tiếp dùng 2 động cơ tàu thủy [[MAN V12Z32/44]] 24-cylinder, mỗi động cơ 8500HP. Xe có 6 xích rộng 1,2 mét. Đến tháng 12 năm 1942, xe [[P. 1500 Monster]] xuất hiện trên bản vẽ. Xe mang 1 đại bác chính [[800mm Dora]], 4 động cơ MAN M9v 40/46 tổng cộng 9000HP công suất (động cơ của tầu ngầm), nặng 2500 tấn, số nhân viên trên 100 người. Không xe nào được thực hiện.