Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Máy chém”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Mrtworo1 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Vinhtantran
Thẻ: Lùi tất cả
Thông tin từ nguồn không bao hàm nội dung và không liên quan
Dòng 21:
[[Ba Cụt]] (1923-1956) là thủ lĩnh quân sự của giáo phái [[Hòa Hảo]], ly khai lại chính quyền của Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]] và [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] vào những năm 1954-1956. Ông sau đó bị bắt sống và bị xử tử bằng máy chém.
 
Việt Nam Cộng hòa thời [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng hòa]] đề ra đạo luật 10/59, theo đó người bị kết tội là theo chủ nghĩa cộng sản sẽ bị hành quyết bằng máy chém<ref>{{chú thích sách | last = Mrs Nguyen Thi Dinh | first = | authorlink = | coauthors = Mai V. Elliott | title = No Other Road to Take: Memoir of Mrs Nguyen Thi Dinh | publisher = Cornell University Southeast Asia Program | year = 1976 | location = | nopp = 1 | pages = 27 | url = | isbn = 087727102X }}</ref>. Một máy chém như vậy được trưng bày ở [[Bảo tàng Chứng tích chiến tranh]] tại [[thành phố Hồ Chí Minh]].<ref>{{chú thích sách | last = Farrara | first = Andrew J. | authorlink = | coauthors = | title = Around the World in 220 Days: The Odyssey of an American Traveler Abroad | publisher = Buy Books | year = 2004 | location = | nopp = 1 | pages = 415 | url = | isbn = 074141838X }}</ref> Theo sử gia [[John Guinane]], chỉ tính từ năm 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh nổi loạn hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, thường là bằng máy chém<ref name="books.google.com.vn"/>
 
Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được bêu để thị uy:
*Sách "The Vietnamese war: revolution and social change in the Mekong Delta" của sử gia Elliot có dẫn 2 trường hợp bị hành hình công khai bằng máy chém tại tỉnh Mỹ Tho: một là Bảy Châu ở chợ Mỹ Phước Tây và hai là một người tên là Tranh ở chợ Bến Tranh.
*Báo [[The Straits Times]] ([[Singapore]]) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém công khai ở SàiGònSài Gòn<ref>http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/Digitised/Issue/straitstimes19590724.aspx</ref>
*Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 12-10-1959 có đăng ảnh máy chém kèm chú thích ''“Đây là chiếc máy chém (ảnh) đã chặt đầu tên Cộng sản Võ Song Nhơn, ngay lập tức sau khi tòa tuyên án”''<ref>Báo Buổi sáng, số ngày 12-10-1959</ref>. 3 ngày sau, Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có đăng tin: ''“Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … '''Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng'''”''<ref>Báo Buổi sáng, số ngày 15-10-1959</ref>.
* Tờ "Công báo" phát hành tại Sài Gòn ngày 23-5-1962 thông báo việc xử bằng máy chém diễn công khai bằng hàng tít cỡ lớn: ''"4 ÁN TỬ HÌNH - 1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì và 1 vô nghề nghiệp sẽ bị đoạn đầu bằng máy chém."''<ref>Công báo, số ngày 23-5-1962</ref>.