Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lan và Điệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.6526232 using AWB
→‎Âm nhạc: Bỏ nội dung mang tính chất quảng cáo
Dòng 32:
 
Không lâu sau, soạn giả [[Viễn Châu]] đã thử nghiệm viết thể loại Tân cổ giao duyên. "Chuyện tình Lan và Điệp" tân cổ giao duyên trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân [[Lệ Thủy (nghệ sĩ)|NSND Lệ Thủy]].
 
Ngày [[3 tháng 12]] năm [[2017]], ca nhạc sĩ [[Hamlet Trương]] vốn là người sáng tác nhạc trẻ cho biết, anh đã hoạt động hết tốc lực trong năm 2017. Hamlet Trương vui vẻ khoe ca khúc Lan và Điệp 4 mà anh viết cho thần tượng - ca sĩ hải ngoại [[Như Quỳnh (ca sĩ)|Như Quỳnh]] - nhận được rất nhiều phản hồi tích cực sau khi chị hát trong Đại nhạc hội [[Paris By Night]] 123 của [[Trung tâm Thúy Nga]]. Anh vừa nhận được thông tin ca khúc cũng sắp được đề cử cho một giải thưởng về nhạc bolero.
Thông tin Như Quỳnh thể hiện Lan và Điệp 4 được Hamlet Trương bật mí hồi tháng 7 vừa qua. Đây là ca khúc anh viết năm ngoái. Khi sáng tác, anh chỉ nghĩ đến giọng hát Như Quỳnh. "Tôi rất xúc động. Đối với tôi, Như Quỳnh là một tượng đài, là thần tượng của tôi và hàng triệu người Việt Nam yêu mến dòng nhạc trữ tình quê hương".
 
Chính sự thành công vang dội của ''Lan và Điệp 4'', anh đã mạnh mẽ sắp đưa ra thị trường âm nhạc sản phẩm mới – ''Lan và Điệp 5'' với ý tưởng về hương trầm, gợi nhắc đến khung cảnh yên bình nơi cửa chùa, vốn cũng là một phần bối cảnh trong vở cải lương kinh điển ''Lan và Điệp''. Nội dung ca khúc Lan và Điệp 5 sẽ tiếp nối mạch chuyện dang dở trong Lan và Điệp 4. Hamlet Trương chia sẻ cảm hứng sáng tác nên ca khúc mới này: “Với Lan và Điệp 4, Hamlet đứng ở vị trí của Lan để cất lên tâm tư. Qua phần 5 này, Hamlet hóa thân thành Điệp để đáp lời của Lan. Khi sáng tác ca khúc này, Hamlet đã không tránh khỏi xúc động. Đặc biệt là câu hát “Nếu phải khóc cho Điệp vui, nếu phải nhớ cho Điệp quên, Lan nguyện gánh lấy ưu phiền”. Đây là đoạn Hamlet tâm đắc nhất bởi đoạn này chính là câu chủ đạo của bài. Qua đó, Hamlet muốn truyền tải tinh thần: Một người gánh chịu những u uất để một người được thảnh thơi sống đời mình, tấm lòng hy sinh vì tình yêu cao đẹp”.
 
==Phim ảnh==