Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.248.74.121 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThitxongkhoiAWB
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 287:
==Quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa==
 
[[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] là một chính thể lãnh đạo thực tế miền Bắc Việt Nam từ 1954, nhưng tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm 1959. Đồng thời, Hiệp định Gevene (1954) và Hiệp định Paris (1973) đều quy định giới tuyến quân sự tạm thời tại vỹ tuyến 17 không được coi là 1 biên giới quốc gia dù 2 miền tồn tại 2 nhà nước nên, do đó chủ quyền của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] không bị giới hạn ở vỹ tuyến 17. Bên cạnh đó, việc [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 trên phạm vi cả nước đã cho thấy tính chính danh của nhà nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và chủ quyền của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] không bị giới hạn ở miền bắc nếu xét về mặt lịch sử 1 cách trung lập .<ref>LỊCH SỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM (1946-1960) - TẬP 1, chương V, trang 120</ref>
 
Trong suốt những năm 1954-1975, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] không hề thừa nhận [[Việt Nam Cộng hòa]] là một chính thể hợp pháp ở miền Nam Việt Nam mà luôn coi là thực thể kế thừa các nghĩa vụ của [[QuốcLiên giahiệp Pháp]] tại Việt Nam]] sau năm 1954, trong đó có nghĩa vụ tổ chức Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc 3 thành phần tại Việt Nam. Sau khi [[Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1968-1972|Hội nghị Paris]] được tổ chức, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tiếp tục không công nhận Việt Nam Cộng hòa mà coi [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] là Chính phủngười đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam.<ref name="nhandan.com.vn"/><ref>[http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=2901 Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969-1972) thất bại], Chính phủ Việt Nam</ref> Trong những năm 1954-1959, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] liên tục đề nghị [[Việt Nam Cộng hòa]] thực hiện trách nhiệm tổ chức Tổng tuyển cử đồng thời đưa ra các bằng chứng về việc Việt Nam Cộng hòa không tuân thủ Hiệp định Genève, đàn áp những người yêu nước và đấu tranh hòa bình ở miền Nam để thống nhất đất nước. Do lập trường như vậy nên đến năm 1959, sau khi thấy khả năng không thể thống nhất trong hòa bình, lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam ngầm ủng hộ cho khởi nghĩa ở Miền Nam thì mới công bố Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định Việt Nam là một nước không thể chia cắt và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể có địa vị hợp pháp, chủ quyền hợp pháp toàn Việt Nam bằng cách viện dẫn Cách mạng Tháng Tám, bầu cử Quốc hội năm 1946 và Hiến pháp 1946 mà Hiến pháp 1959 là kế thừa.
 
Nghị quyết Quốc hội khóa I kỳ 11 ngày 31-12-1959 (khi đó vẫn có các đại biểu Miền Nam được bầu năm 1946 đủ tư cách) - khi đó vẫn xem là Quốc hội Việt Nam thống nhất - khẳng định "''Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiêu biểu cho tính chất thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranh đấu của nhân dân cả hai miền Nam - Bắc''". Những ghi nhận này khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể duy nhất có quyền lực pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam và công khai không thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là một nhà nước hợp pháp, miền Nam chưa được giải phóng.
Dòng 301:
''Yêu cầu bức thiết của đồng bào trên toàn quốc là phải hoà bình thống nhất Tổ quốc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chủ trương thống nhất nước nhà từng bước bằng phương pháp hoà bình, trên nguyên tắc hai miền cùng nhau thương lượng, cùng nhau bàn bạc mọi hình thức và biện pháp có lợi cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam. Trong khi nước nhà chưa thống nhất, chính phủ hai miền cùng nhau thương lượng cam kết không tuyên truyền chia rẽ dân tộc, không tuyên truyền chiến tranh, không dùng binh lực đối với nhau. Thực hiện trao đổi kinh tế văn hoá giữa hai miền. Cho nhân dân hai miền được tự do đi lại buôn bán, thăm viếng, tự do gửi thư từ cho nhau.''
 
Sau khi Mặt trận ra đời thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công khai khẳng định Mặt trận đại diện nhân dân miền Nam, nhưng không sửa lại Hiến pháp. Điều này phù hợp với thực tế một đất nước có nhiều chính phủ (tương tự như nhà nước liên bang, nhà nước liên hiệp, theo đó mỗi vùng lãnh thổ trong một quốc gia có 1 chính phủ riêng). Hồ Chí Minh trong trả lời phỏng vấn của Daily Worker năm 1965 khẳng định Mặt trận có đường lối riêng của họ, phù hợp với hoàn cảnh mỗi miền, nhưng Việt Nam là một<ref>Douglas Pike. War, Peace, and the Viet Cong-The MIT Press; First Edition edition (ngày 15 tháng 4 năm 1969)</ref>. Sau này Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức xem [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] là một chính thể và nhà nước độc lập với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chỉ giới hạn ở Miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không sửa lại Hiến pháp. Tuy vậy Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không đặt quan hệ bình thường như thiết lập đại sứ hay quan hệ ngoại giao với các nước khác mà đặt đại diện như mô hình nhà nước liên bang. Mục tiêu hiệp thương thống nhất hai nhà nước luôn thể hiện trong các tuyên bố hai phía và hai bên đặt đại diện tại Hà Nội và Tây Ninh thể hiện ý chí này.
 
Bên cạnh đó, Đảng Lao động bề ngoài vẫn thừa nhận Đảng Nhân dân Cách mạng có tính độc lập tuy nhiên sau này thừa nhận Trung ương Cục là đại diện Đảng Lao động tại miền Nam. Lập trường quốc tế nói chung đa số vẫn thừa nhận Việt Nam có hai chính quyền ở hai miền theo mô hình nhà nước liên bang chứ không nói là hai nước theo cách hiểu thông thường, và sau nhiều nước thừa nhận Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp tại Miền Nam. Do lập trường của Mặt trận và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Miền Nam chưa có độc lập nên họ sử dụng cụm từ "giải phóng", và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng từ "kháng chiến" để chỉ cuộc kháng chiến hai miền nam - bắc vì một mục tiêu chung là độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ.