Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Tân Babylon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
| today = {{flag|Iraq}}<br>{{flag|Syria}}<br>{{flag|Thổ Nhĩ Kỳ}}<br>{{flag|Ai Cập}}<br>{{flag|Saudi Arabia}}<br>{{flag|Jordan}}<br>{{flag|Iran}}<br>{{flag|Kuwait}}<br>{{flag|Lebanon}}<br>{{flag|Palestinian Authority}}<br>{{flag|Israel}}<br>{{flag|Cyprus}}
}}
'''Đế quốc Tân Babylon''', còn được gọi là '''Đế chế Babylon thứ hai'''{{Sfn|Zara|2008|p=4|pp=}} và thường được các nhà sử học nhắc đến là '''Đế chế Chaldea''',{{Sfn|Dougherty|2008|p=1|pp=}} là đế quốc [[Lưỡng Hà]] lớn cuối cùng được cai trị bởi các vị vua bản địa Lưỡng Hà.{{Sfn|Hanish|2008|p=32}} Bắt đầu với việc Nabopolassar lên ngôi với tư cách là Vua của Babylon vào năm 626 TCN và trở nên hùng mạnh sau sự sụp đổ của [[Đế quốc Tân Assyria|Đế quốc Tân Assyrian]] vào năm 612 TCN, Đế chế quốc Tân Babylon chỉ tồn tại trong ít hơn một thế kỷ và cuối cùng bị [[Đế quốc Achaemenes|Đế chế Achaemenes]] [[Lịch sử Iran|Ba Tư]] chinh phục vào năm 539 TCN.
 
Việc Assyria thua trận và chuyển giao vị trí đế quốc cho [[Babylon]] đã đánh dấu lần đầu tiên thành phố Babylon nói riêng và vùng Nam Lưỡng Hà nói chung, trỗi dậy thống trị vùng [[Cận Đông cổ đại]], kể từ khi [[Đế chế Cổ Babylon|Đế chế cổ Babylon]] của [[Hammurabi]] sụp đổ gần một ngàn năm trước. Thời kỳ Tân Babylon chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và dân số chưa từng có trên khắp Babylonia cùng với sự phục hưng của văn hóa nghệ thuật, với những công trình xây dựng hoành tráng, đặc biệt là ở Babylon, làm sống lại nhiều nét đặc trưng cổ của văn hóa [[Văn minh cổ Babylon|Sumer-Akkad]] từ hai ngàn năm trước đó hoặc xa hơn nữa.
 
Đế chế vẫn giữ được một vị trí đặc biệt trong văn hóa hiện đại ngày nay chủ yếu là do hình ảnh tiêu cực của Babylon và vua [[Naboukhodonosor II|Nebuchadnezzar II]] được thể hiện trong [[Kinh Thánh]], quy trách nhiệm cho Nebuchadnezzar trong việc tàn phá Jerusalem năm 587 BCTCN và cầm tù người Do Thái ở Babylon. Trong khi đó, các nguồn sử liệu Babylon mô tả triều đại của Nebuchadnezzar là thời kỳ hoàng kim đã đưa Babylonia trở thành đế chế vĩ đại nhất thời bấy giờ.
 
Các chính sách tôn giáo được áp đặt bởi vị vua cuối cùng của Đế chế, Nabonidus, người ủng hộ vị thần mặt trăng [[Sin (thần thoại)|Sîn]] thay cho vị thần bảo trợ của Babylon Marduk, đã tạo ra một ''[[Casus belli|cái cớ]]'' cho [[Cyrus Đại đế]] của Achaemenes xâm chiếm Babylonia vào năm 539 TCN, dưới ngọn cờ phục thù cho Marduk. Babylon vẫn giữ được văn hóa đặc trưng trong nhiều thế kỷ, thể hiện qua các cái tên Babylon và [[tôn giáo Babylon]] vẫn được nhắc tới cho đến cuối [[Đế quốc Parthia|thời kỳ Parthia]] vào thế kỷ 1 TCN. Mặc dù Babylon nổi dậy nhiều lần trong thời kỳ cai trị của các đế chế sau này, nhưng vẫn không thể nào khôi phục nền độc lập.