Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hy Lạp cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 200:
 
Ở thời đỉnh cao kinh tế, trong thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 4 TCN, Hy Lạp cổ đại là nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới. Theo một số nhà sử học kinh tế, nó là một trong những nền kinh tế tiền công nghiệp phat triển nhất. Điều này được chứng minh bởi mức lương trung bình hàng ngày của người lao động Hy Lạp là 12&nbsp;kg lúa mì. Con số này cao gấp 3 lần mức lương trung bình hàng ngày của một người lao động Ai Cập trong thời kỳ La Mã, chỉ khoảng 3,75&nbsp;kg.<ref>W. Schiedel, "Real slave prices and the relative cost of slave labor in the Greco-Roman world", ''Ancient Society'', vol. 35, 2005.</ref>
 
===Nền dân chủ===
 
Kể từ "thời kỳ cổ điển" của Hy Lạp cổ đại, nhiều thành bang Hy Lạp đã thiết lập nên các chính quyền dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người. Ở các nền dân chủ này, những công dân là nam giới trưởng thành (không phải nô lệ) và là người bản xứ (không phải người nước ngoài) của thành bang đóng vai trò trực tiếp trong việc quản lý các vấn đề của nhà nước, như tuyên chiến, phái các đoàn ngoại giao và phê chuẩn các hiệp ước. Nền dân chủ ở Hy Lạp cổ đại là một hình thức [[dân chủ trực tiếp]], trong đó [[Hội đồng công dân]] là cơ quan quyền lực tối cao, với sự tham gia vào bộ máy chính quyền của công dân là rất rộng lớn. Cho đến nay, nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất vẫn là nền dân chủ ở thành bang Athens. Tuy nhiên, ít nhất năm mươi hai thành bang Hy Lạp cổ đại khác bao gồm [[Corinth]] , [[Megara]] và [[Syracuse]] cũng đã từng trải qua chế độ [[dân chủ]] trong một phần lịch sử của họ.
 
====Nền dân chủ Athens====
 
[[Dân chủ Athena|Chế độ dân chủ ở thành bang Athens]] được mô tả là nền dân chủ đầu tiên được biết đến trên thế giới. Các thành bang khác của Hy Lạp cũng đã thiết lập các nền dân chủ , hầu hết đều phỏng theo mô hình của Athens, nhưng không có ở đâu mà nền dân chủ lại thành công như ở Athens.
 
[[Solon]] (năm 594 trước Công nguyên), Cleisthenes (năm 508/7 trước Công nguyên) và Ephialtes (năm 462 trước Công nguyên) đã những người đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của [[Dân chủ Athena|nền dân chủ Athens]].
 
Trước khi những cải cách của Solon diễn ra, thành bang Athens được quản lý bởi chín người quý tộc gọi là ''Archon'', những người này được bổ nhiệm hoặc bầu lên hàng năm bởi một hội đồng quý tộc gọi là ''Areopagus''. Việc bầu hoặc bổ nhiệm các Archon thường dựa trên cơ sở địa vị của gia tộc và sự giàu có của họ, do đó mang tính chất phản dân chủ rõ rệt. Thời kỳ này đã xuất hiện cái gọi là "Hội đồng công dân Athens" (''Ekklesia'' ) nhưng quyền lực của cơ quan này gần như là không có.
 
[[Solon]] được bầu làm Archon vào năm 594 TCN, ngay sau đó ông đã ban hành một loạt các cải cách, đặt nền móng cho nền dân chủ của Athens sau này. Nhũng cải cách chính của ông bao gồm:
 
*Cho phép '''tất cả''' các công dân Athens, bất kể tầng lớp nào, đều trở thành thành viên của Hội đồng công dân (''Ekklesia'' ). Hội đồng công dân có bốn chức năng chính: đưa ra các quyết định hành pháp (các sắc lệnh, chẳng hạn như quyết định tham chiến hoặc trao quyền công dân cho người nước ngoài), bầu một số quan chức, bên cạnh đó còn có quyền lập pháp và xét xử các tội phạm chính trị.
 
*Thành lập một tòa án tối cao (''Heliaia''), gồm 6.000 thẩm phán, lựa chọn bằng hình thức bốc thăm trong số những công dân từ 30 tuổi trở lên.
 
*Thành lập một cơ quan hành pháp gọi là Hội đồng 400 (''boule''), chịu trách nhiệm điều hành các công việc hàng ngày của thành phố.
 
[[Cleisthenes]] tiếp tục kế thừa những cải cách của Solon và nâng nó lên một tầm cao hơn nữa. Có thể coi Athens đã thực sự trở thành một nền dân chủ vào khoảng năm 508 trước Công nguyên, các nhà sử học đương đại đã ví Cleisthenes là "cha đẻ của nền dân chủ Athens". Ông đã tổ chức lại ''Boule'', mở rộng quy mô của nó từ 400 thành viên dưới thời Solon lên thành 500 thành viên. Bên cạnh đó, Cleisthenes đã sáng tạo ra một thủ tục được gọi là ''ostrakismos'', cho phép công dân Athens có thể bỏ phiếu để trục xuất khỏi thành phố những phần tử được xem là mối nguy hại cho nền dân chủ.
 
[[Ephialtes]] cũng là một chính trị gia vĩ đại khác đã đóng góp rất lớn vào quá trình hoàn thiện nền dân chủ Athens. Vào cuối những năm 460 trước Công nguyên, ông đã ban hành các cải cách làm giảm sức mạnh của hội đồng quý tộc Areopagus, thế lực bảo thủ đang kìm hãm đà phát triển của nền dân chủ. Tuy vậy chính điều này đã khiến ông bị giới quý tộc thù hận, dẫn đến cái chết của ông.
 
===Chiến tranh===