Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Chiến Quốc (Nhật Bản)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
[[Mạc phủ Ashikaga]] trong một thời gian dài đã giữ cấu trúc cai trị của chế độ [[Mạc phủ Kamakura]] và xây dựng một chính quyền của các chiến binh dựa trên các đặc quyền kinh tế xã hội và bổn phận tương tự như nhà [[gia tộc Hōjō|Hōjō]] với bộ luật "Trinh Vĩnh" (''Jōei'') năm [[1232]], họ không thể giành được lòng trung thành của rất nhiều [[daimyō|đại danh]], đặc biệt là ở những lãnh địa xa [[Kyōto (thành phố)|Kyoto]]. Trong khi đó, thương mại giữa Nhật Bản với [[Trung Quốc]] tăng trưởng, kinh tế phát triển, việc sử dụng tiền trở nên phổ biến và các thành phố thương mại xuất hiện. Điều này, cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp quy mô nhỏ, dẫn đến tham vọng về quyền tự trị địa phương lớn hơn ở khắp các giai tầng xã hội. Vào đầu thế kỷ 15, tai họa vì thảm họa thiên nhiên như [[động đất]] và [[nạn đói]] thường làm nảy sinh những cuộc nổi dậy của nông dân, những người đã bị vắt kiệt sức vì các khoản nợ và thuế khóa.
 
Thời kỳ Chiến Quốc được mở đầu với sự kiện [[Chiến tranh Ōnin|Loạn Ōnin]] diễn ra vào năm 1467, là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống [[phong kiến]] tại Nhật Bản dưới chế độ [[Mạc phủ Ashikaga]]. Nhiều lãnh chúa và [[Các gia tộc Nhật Bản|các gia tộc]] ''[[samurai]]'' khác nhau đã gây chiến hòng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản trong giai đoạn [[khoảng trống quyền lực]] này, trongcùng khivới đó, nhàtổ chức ''[[Ikkō-ikki]]'' cũng nổi dậy chống lại điều luật ''samurai''. Sự [[giao thương Nanban|xuất hiện của người Châu Âu]] vào năm 1543 đã mang tới một loại vũ khí mới, [[súng hỏa mai]], thứ nhanh chóng được sử dụng trong cuộc chiến giữa các gia tộc. Nhật Bản sau đó cũng đã chấm dứt vai trò là một [[Hệ thống chư hầu của Trung Quốc|quốc gia chư hầu của Trung Quốc]] vào năm 1549. Đến năm 1573, [[Oda Nobunaga]] giải tán Mạc phủ Ashikaga và phát động một cuộc chiến thống nhất chính trị bằng vũ lực, trong đó bao gồm cả sự kiện [[Chiến tranh Ishiyama Hongan-ji]], cho tới khi ông bị ám sát trong [[Sự kiện Honnōji]] vào năm 1582. Người kế vị của Nobunaga là [[Toyotomi Hideyoshi]] tiếp tục hoàn thành công việc thống nhất Nhật Bản và củng cố sự cai trị của gia tộc với nhiều cải cách có ảnh hưởng lớn. Hideyoshi sau đó đã phát động [[Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598)|cuộc chiến xâm lăng Triều Tiên]] vào năm 1592, nhưng chiến dịch cuối lại thất bại khiến ông bị ảnh hưởng nặng nề về uy tín và qua đời không lâu sau vào năm 1598. [[Tokugawa Ieyasu]] thay thế người con nhỏ và cũng là người kế vị của Hideyoshi để lãnh đạo đất nước, ông tham gia [[Trận Sekigahara]] vào năm 1600 và sau đó đã thiết lập lại chế độ phong kiến dưới sự cai trị của [[Mạc phủ Tokugawa]]. Thời đại Chiến quốc kế thúc khi những người trung thành với Toyotomi bị đánh bại trong [[Cuộc vây hãm Ōsaka|trận vây thành Osaka]] vào năm 1615.<ref name="enc">{{cite encyclopedia |encyclopedia=Encyclopedia of Japan |title=Sengoku period |url=http://rekishi.jkn21.com/ |accessdate=2012-08-15 |year=2012 |publisher=Shogakukan |location=Tokyo |oclc=56431036 |url-status=dead |archiveurl=https://web.archive.org/web/20070825113418/http://rekishi.jkn21.com/ |archivedate=2007-08-25 }}</ref><ref name="kokushi">{{cite encyclopedia |encyclopedia=Kokushi Daijiten |title=誕 |url=http://rekishi.jkn21.com/ |accessdate=2012-08-15 |year=2012 |publisher=Shogakukan |location=Tokyo |language=Japanese |oclc=683276033 |url-status=dead |archiveurl=https://web.archive.org/web/20070825113418/http://rekishi.jkn21.com/ |archivedate=2007-08-25 }}</ref>
 
Thời đại Chiến quốc của Nhật Bản còn hay được các sử gia gọi dưới cái tên thời đại Sengoku để phân biệt với [[thời đại Chiến Quốc]] của Trung Quốc.<ref>Sansom, George B. 2005. ''A History of Japan: 1334–1615''. Tokyo: Charles E. Tuttle Publishing.</ref> Người Nhật thời nay coi Nobunaga, Hideyoshi và Ieyasu là "Ba người Thống nhất Vĩ đại" vì đã khôi phục lại [[chính quyền trung ương]] cho đất nước.
 
== "Hạ khắc thượng" ==
[[File:Map_Japan_Genki1-en.svg|thumb|right|upright=1.5|Japan in 1570]]
Sự chuyển biến dẫn đến sự yếu đi trông thấy của chính quyền trung ương, đã trêntạo toàn Nhậthội Bản,để các lãnh chúa đại danh trên toàn Nhật Bản vươn lên để lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Trong cuộc chuyển giao quyền lực này, những gia tộc đã chuẩn bị tốt như gia tộc [[Takeda Shingen|Takeda]] và gia tộc [[Imagawa Yoshimoto|Imagawa]], những người đã trở thành các thế lực cát cứ ngay cả dưới thời Mạc phủ Kamakura và Muromachi, có điều kiện mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình. Có nhiều người, tất nhiên, dần mất quyền lực và cuối cùng bị lật đổ bởi kẻ dưới. Hiện tượng những người cấp dưới tài giỏi từ chối tuân theo đẳng cấp của mình và dùng vũ lực để lật đổ kẻ lãnh đạo bạc nhược của mình được gọi là "Hạ khắc thượng" (下克上, ''gekokujō'').<ref name="enc" />
 
Ví dụ đầu tiên của hiện tượng này là [[Hōjō Sōun]], người xuất thân khiêm nhường nhưng cuối cùng đoạt lấy quyền lực ở tỉnh Izu năm [[1493]]. Dựa trên thành quả của Sōun, gia tộc Hōjō vẫn giữ được quyền lực lớn ở vùng Kanto cho đến khi bị [[Toyotomi Hideyoshi]] chinh phục vào cuối thời kỳ Chiến quốc. Một số trường hợp tiêu biểu khác bao gồm việc [[gia tộc Hosokawa]] bị thay thế bởi nhà [[gia tộc Miyoshi|Miyoshi]], [[gia tộc Toki|Toki]] bị thay thế bởi [[gia tộc Saitō|Saitō]], và [[gia tộc Shiba]] bị thay thế bởi nhà [[gia tộc Oda|Oda]], rồi sau đó tất cả cũng bị lật đổ bởi một người thấp kém hơn là Toyotomi Hideyoshi, con trai của một nông dân không có họ.
 
Những tổ chức tôn giáo có tổ chức tốt cũng đoạt lấy quyền lực chính trị bằng cách tập hợp nông dân khởi nghĩa và quân nổi dậy chống lại luật lệ của các daimyo. Các nhà sư của phái [[Tịnh độ chân tông]] tập hợp rất nhiều cácthành viên của ''[[Ikkō-ikki]]'', là tổ chức thành công nhất, làm cho [[tỉnh Kaga]] giữ được sự độc lập gần 100 năm.
 
== Thống nhất ==