Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dầu mỏ Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 88:
Sau khi chiếm được Miền Nam Việt Nam, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam không xúc tiến việc khai thác dầu vì phải đương đầu với nhiều vấn nạn. Mãi đến năm 1979 dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhà chức trách mới mở lại hồ sơ dầu khí. Ngoài việc Hoa Kỳ có lệnh cấm vận, phía Việt Nam tuy thừa nhận quyền kế thừa pháp lý cũ của Việt Nam Cộng hòa nhưng lại hủy bỏ toàn phần những hợp đồng trúng thầu của các công ty ngoại quốc trước kia đã ký kết với Việt Nam Cộng hòa khiến việc dùng kỹ thật Tây phương khai thác dầu khí ngoài khơi đi đến ngõ cụt. Hà Nội bèn ký hợp đồng mới với hãng Agip của [[Ý Đại Lợi]] để tìm kiếm thêm những mỏ mới nhưng bất thành. Riêng lô 4 xưa do Mobil trúng thầu và tìm được [[mỏ dầu Bạch Hổ|giếng Bạch Hổ]] thì giao cho [[Petrovietnam]].<ref>[http://www.nytimes.com/1979/03/24/archives/vietnam-oil-search-faltering-companies-find-red-tape-no-expertise.html "Vietnam Oil Search Faltering"]</ref>
 
Dù vậy công việc khai thác vẫn bế tắc vì không đủ kỹ thuật cho đến năm 1981 thì Petrovietnam lập liên doanh [[Vietsovpetro]] với [[Zarubezhneft]] của [[Liên Xô]] haiđến năm sau tức 1983 thì công cuộc khoan mới tiến hành ở giếng Bạch Hổ sâu hơn 3.000 mét. Năm 1986, tức 11 năm sau khi phát hiện được giếng Bạch Hổ, giàn khoan bơm được dầu lên và sang năm sau, Việt Nam lần đầu tiên xuất cảng dầu thô.<ref name="VEIT">Alpert, William. ''The Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System''. Armonk, NY: ME Sharpe, 2005. Tr 51.</ref> Giếng Bạch Hổ lúc đó cung cấp 7.500 thùng dầu/ngày. Cho tới năm 1994, mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu duy nhất của Việt Nam<ref name="VEIT"/> với 10 dàn khoan. Cho đến [[thế kỷ 21]] đây cũng là giếng dầu lớn nhất Đông Nam Á.<ref name="VOL">[http://www.oilru.com/or/21/326/ "Vietnamese Oil Latitudes"]</ref> Vietsovpetro sau đó khám phá được những mỏ dầu khác, đặt tên là: Bà Đen, Tam Đảo, Ba Vì, Rồng (1986), Đại Hùng (1988)...<ref name="VHR">[http://www.latimes.com/archives/la-xpm-1994-09-19-fi-40513-story.html "Vietnam Hopes to Refine Its Oil Industry"]</ref>
 
Kỹ thuật khoan dầu của Liên Xô lúc bấy giờ cũng kém nên ngoài dầu thô mỏ Bạch Hổ còn là nguồn [[khí đốt thiên nhiên|khí đốt]] nhưng vì không có khả năng tích trữ nên khí đó phải đốt bỏ<ref name="VHR"/> cho tới khi lắp được ống dẫn dài 56 [[cây số]] dưới lòng biển từ ngoài khơi vào [[Vũng Tàu]] vào năm 1994.<ref>[http://boskalis.com/about-us/projects/detail/pipeline-survey-and-freespan-correction-bach-ho.html "Pipeline Survey..."]</ref> Khi [[Liên Xô sụp đổ|Liên Xô tan vỡ]] Việt Nam mất nguồn viện trợ kinh tế đành phải chuyển hướng, mở đường cho [[thời kỳ Đổi Mới]] và mời các công ty nước khác hợp tác.<ref name="VOL"/>