Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Phương, Đông Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up, replaced: | xã → | vai trò hành chính = xã, removed: | quốc gia = {{VIE}}, | thị xã = using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 99:
Theo cuốn “Nhận diện văn hóa làng Thái Bình - Nguyễn Thanh- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội - 2010”, Hoàng Xá và Hoàng Quan là 2 trong tổng số 25 làng của huyện Đông Hưng xưa được xếp vào danh sách những “Làng văn hóa, văn hiến tiêu biểu của Thái Bình”.
 
Trải qua các triều đại phong kiến, toàn huyện Đông Hưng có 13 vị đỗ đại khoa trong đó Đông Phương có hai vị. Đặc biệt, họ Phạm ở Đông Phương từ xưa đã có nhiều người hiển đạt khoa danh, nổi tiếntiếng là dòng họ hiếu học ở Thái Bình, tiêu biểu là Tiến sĩ Phạm Công Huân.
 
Phạm Công Huân vốn tên là Phạm Quang Huân, khi đi thi đổi tên là Công Huân. Ông sinh năm 1651 tại xã Hoàng Xá tổng Hoàng Quan huyện Đông Quan. Sử chép rằng, qua nhiều đời, dòng dõi họ Phạm ở Hoàng Xá đã từng làm quan trong triều, ngoài trấn. Cha Phạm Quang Huân là Phạm Phúc Độ cũng đỗ Tam Trường và làm quan tới hàm Đại phu. Phạm Quang Huân nổi tiếng thông minh và ham học. Năm 46 tuổi ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Sửu đời Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697). Phạm Công Huân lần lượt giữ chức Đốc đồng Hải Đông, sau chuyển làm Đốc trấn An Bang. Ông được đánh giá là một vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng lo cho dân, chăm lo sản xuất, giảm bớt phu phen tạp dịch. Dân trong vùng rất biết ơn ông. Vùng đất ông cai quản không có tệ tham nhũng, ức hiếp dân; suốt giải duyên hải không có cướp biển, miền núi không có phỉ, dân sống yên ổn. Vua Lê Hy Tông nhận xét: “Phạm quả là người hiền lương đáng được cất nhắc song đảm đương một vùng đông bắc liệu trọng thần các bộ đã mấy ai lo được”. Vì vậy, tuy ông chỉ ở chức Đốc trấn nhưng được phong tước Vĩnh Lộc đại phu, được bàn việc nước. Năm 67 tuổi, ông xin về nghỉ hưu, sau mất tại quê nhà làng Hoàng Xá. Đền thờ ông nay vẫn còn.