Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Antiochos XI Epiphanes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 63:
 
==Cai trị ==
[[FileTập tin:Syria under the Seleucids 95 BC.svg|thumb|alt=Map depicting the kingdom of Syria in the year 95 BC when it was divided between Seleukos VI in the north with his capital at Antioch; Demetrius III in the south with his capital at Damascus; and Antiochos X in the west with his base at Arwad|Syria vào năm 95 TCN]]
Triều đại của các vị vua nhà Seleukos thời hậu kỳ chỉ được các tư liệu cổ đại thuật lại một cách ít ỏi thông qua các đoạn văn và tóm tắt ngắn. Các nguồn khác nhau thường bị mâu thuẫn lẫn nhau, tức là nguồn này ghi thế này, nguồn kia lại ghi thế kia.{{sfn|Hoover|2007|p=280}} Do vậy mà các cách tính dựa trên các nghiên cứu khảo cổ về tiền cổ mới là nguồn tư liệu chính để các học giả ngày nay có thể tái dựng lại triều đại của các vua nhà Seleukos thời hậu kỳ.{{sfn|Hoover|2007|p=281}} Khi anh trai mình là Seleukos VI đang còn tại vị, Antiochos XI và người anh em song sinh của ông có lẽ đã cư ngụ tại Cilicia.{{sfn|Bevan|1902|p= 260}} Sau khi Seleukos VI bị sát hại, Antiochos XI và Philippos I đã tự lập mình lên làm vua vào năm 94 TCN. Sử gia Alfred Bellinger suy đoán rằng căn cứ của họ là một thành phố ven biển nằm ở phía bắc Antiochia,{{sfn|Bellinger|1949|p= 93}} trong khi Arthur Houghton lại cho rằng nó là Beroea (tức [[Aleppo]] ngày nay) vì những người đứng đầu thành phố này là đồng minh của Philippos I.{{sfn|Houghton|1987|p= 82}}{{sfn|Houghton|1998|p= 67}}
 
Tuy nhiên, thành phố [[Tarsus (thành phố)|Tarsus]] ở xứ Cilicia nhiều khả năng mới là căn cứ hoạt động chính của họ.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p=573}} Chân dung của cả Antiochos XI lẫn Philippos I đều xuất hiện trên loạt tiền xu kép đã được phát hiện{{sfn|Houghton|1987|p= 79}} và tất cả đều được đúc ở Cilicia. Có tổng cộng ba loạt tiền đã được hai người phát hành và tính đến năm 2008,{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p= 573}} một loạt gồm sáu mẫu vật còn sót lại đã được tìm thấy và chúng đều khắc hình hai vị vua đang để râu.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|pp= 573, 575, 576}} Đường nét khắc cực kỳ khéo léo của những bức chân dung được chạm khắc trên những đồng tiền của loạt tiền gồm sáu mẫu vật cho thấy rằng cơ sở đúc tiền phải được đặt tại một thành phố là trung tâm văn hóa. Suy luận này khiến Tarsus có khả năng nhất là địa điểm đúc tiền và nhiều khả năng cũng là đại bản doanh của anh em Antiochos X.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p=573}}
 
Hai loạt tiền còn lại kia nay chỉ còn ít mẫu vật còn sót lại và chúng miêu tả Antiochos XI với tóc mai dài.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|pp= 573, 575, 576}} Những đồng tiền đó không được đúc ở Tarsus và hình ảnh nhà vua với tóc mai dài cho thấy rằng chúng được sản xuất ở phía tây của căn cứ vì ông đã cho phát hành nó trên đường đến Tarsus. Vào thời điểm Antiochos XI đến đại bản doanh mình, ông phát hành tiền khắc họa bản thân đang để râu dài. Trên tất cả các đồng xu kép có hình của hai anh em, chân dung Antiochos XI được khắc ở phía trước và tên của ông cũng được ưu tiên đứng trước.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p= 573}} Điều này cho thấy ông là "đại vương", còn Philippos I là "tiểu vương" đồng cai trị với nhau. Theo [[Iosephus]] thì Antiochos XI tự lập mình làm vua trước rồi Philippos I mới theo sau, nhưng những bằng chứng khảo cổ lại cho thấy điều trái ngược vì những đồng tiền có niên đại sớm nhất được phát hiện đều cho thấy là hai anh em đều cùng nhau cai trị.{{sfn|Bellinger|1949|p= 74}}
 
=== Ngoại hiệu và chân dung ===
Các vị vua [[Hy Lạp hóa|Hy Lạp cổ]] không sử dụng số thứ tự để phân biệt mà thay vào đó họ sử dụng ngoại hiệu để phân biệt với những vị vua khác cùng tên. Cách tính số thứ tự vua chúa là một thông lệ thời hiện đại.{{sfn|McGing|2010|p= [https://books.google.com/books?id=D8kjH-4ehf4C&pg=247 247]}}{{sfn|Hallo|1996|p= [https://books.google.com/books?id=SbsEtMon-dEC&pg=PA142 142]}} Trên những đồng tiền của mình, Antiochos XI xuất hiện cùng với các ngoại hiệu như ''Epiphanes'' ("hiện thân của thánh thần") và ''Philadelphos'' ("[người] yêu thương huynh đệ [của mình]").{{sfn|Newell|1917|p=115}}{{sfn|Dąbrowa|2011|p= 225}} ''Epiphanes'' được sử dụng với mục đích để nhấn mạnh mối quan hệ cha con giữa Antiochos XI và Antiochos VIII, người cũng sử dụng một ngoại hiệu như ông.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p= 574}} Trong khi ''Philadelphos'' có lẽ được sử dụng như là một dấu hiệu cho sự tôn trọng Seleukos VI và Philippos I.{{#tag:ref|Sử gia [[Alfred von Gutschmid]] cho rằng mỗi khi một vị vua Hy Lạp cổ sử dụng ngoại hiệu ''Philadelphus'', có thể hiểu là vị vua này đã được anh/em trai mình phong làm vua để chia sẽsẻ quyền lực.{{sfn|Muccioli|1994|p=402}} Trong trường hợp của Antiochos XI and Philippos I khi cả hai người đều sử dụng ngoại hiệu này, von Gutschmid coi đó là một ngoại lệ. Ông cho rằng cả hai anh em sử dụng ngoại hiệu này với mục đích hợp pháp hóa sự chính thống của bản thân vì lúc này hậu duệ của Antiochos IX cũng đang xưng vương đối nghịch với họ. Bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ của họ với anh trai, cựu vương Seleukos VI, họ hy vọng sẽ thutập thậphợp được sự ủng hộ. Lập luận của Von Gutschmid bị chỉ trích bởi nhiều học giả, đặc biệt là {{ill|Annibale Evaristo Breccia|it|lt=Evaristo Breccia}},{{sfn|Muccioli|1994|p=403}} người coi việc sử dụng ngoại hiệu là thể hiện sự tôn kính đối với Seleukos VI (chứ không phải để lợi dụng như von Gutschmid nói) và một lời khẳng định về mối quan hệ anh em giữa Antiochos XI và Philippos I.{{sfn|Muccioli|1994|p=415}}|group=ghi chú}}{{sfn|Coloru|2015|p= 177}} Bộ râu xuất hiện trên chân dung của Antiochos XI trên đồng tiền kép được đúc ở Tarsus có lẽ là một dấu hiệu của tang tóc và ý định trả thù cho cái chết của Seleukos VI.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p= 575}}{{sfn|Hoover|Houghton|Veselý|2008|p= 207}} Phiên bản được phát hành ở Antiochia mô tả ông không để râu, nhấn mạnh rằng lời thề của ông đã trở thành hiện thực.{{sfn|Houghton|Lorber|Hoover|2008|p= 578}}
 
[[FileTập tin:Antiochus XI.jpg|thumb|Chân dung Antiochos XI theo phong cách ''[[tryphé]]'' truyền thống]]
Để thu thập nhân tâm dựa trên uy tín của cha, Antiochos XI đã xuất hiện trên đồng tiền của mình với một chiếc mũi diều hâu phóng đại giống như cha ông.{{sfn|Wright|2011|pp= 45, 46}} Hình tượng chân dung Antiochos XI là một phần của phong tục phóng tác chân dung kiểu ''tryphé'' vốn được Antiochos VIII ưu ái sử dụng.{{#tag:ref|Một viên đá khắc được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Số truy cập của nó là 13.244. Phong cách của nó giống với phong cách được sử dụng cho chân dung của Antiochos XI; viên ngọc có thể miêu tả ông hoặc em trai ông - Demetrios III.{{sfn|Plantzos|1999|pp=55, 116}} Chân dung khắc chìm trên đã quý phục vụ một chức năng song song nhưng cũng có khác biệt so với chân dung được khắc lên tiền xu.Cả hai bức chân dung đều nhấn mạnh những đặc điểm của quốc vương mà họ miêu tả,{{sfn|Plantzos|1999|p=62}}nhưng trong khi chân dung đồng xu là phương tiện đảm bảo giá trị và tính chân thực, và do đó tuân theo các mô hình được tiêu chuẩn hóa, nhằm mục đích truyền tải một thông điệp chính trị liên tục biểu thị sự kết nối giữa các nhà vua và năng lực của họ trong vai trò là một, chân dung chạm chìm trên đá quý không tuân theo những quy tắc trên,{{sfn|Plantzos|1999|p=42}} và phục vụ một mục đích riêng tư hơn, miêu tả nhà vua một cách tinh tế hơn.{{sfn|Plantzos|1999|p=62}} Đá quý mang chân dung vua chúa và được chế tác dưới sự bảo trợ trực tiếp của hoàng gia phục vụ nhiều chức năng; chúng có lẽ được sử dụng làm quà tặng cá nhân cho các sứ giả nước ngoài và những thành viên hoàng tộc trung thành.{{sfn|Plantzos|1999|p=111}}|group=ghi chú}} Chân dung của nhà vua biểu lộ những đường nét mang đậm chất ''tryphé'', nhấn mạnh những đặc điểm không hấp dẫn và mập mạp của con người mà người Hy Lạp cổ xem là sang trọng và quý phái.{{#tag:ref|Thói phàm ăn và sự to béo là một dấu hiệu thể hiện giàu sang của một vị vua trong nghệ thuật Hy Lạp. Nhiều vị vua đã được miêu tả với đôi cằm và khuôn mặt mập mạp.{{sfn|Bradley|2011|p=23}}|group=ghi chú}} Truyền thống ''tryphé'' có xuất xứ từ Ai Cập và đã du nhập đến Syria. Người La Mã coi chân dung kiểu ''tryphé'' là bằng chứng cho sự suy đồi và thoái hoá của các vị vua Hy Lạp. Đường mềm mại được miêu tả trong các bức chân dung được coi là một dấu hiệu của sự bất tài của những người cai trị, một cách để giải thích sự suy tàn nhanh chóng của các vương triều Hy Lạp. Tuy nhiên, quan điểm của người La Mã không thực tế. Những hình ảnh đó là một chính sách có chủ ý trong một vương quốc bị nội chiến tàn phá. Hầu hết các vị vua Seleukos thời hậu kỳ, bao gồm cả Antiochos XI, đã dành phần lớn triều đại của mình để phát động chiến tranh, khiến dân chúng rơi vào cảnh lầm than, làng mạc bị phá hủy. Hình ảnh của một vị vua chiến binh trên những đồng tiền như thông lệ của các vị vua [[Hy Lạp-Bactria]] chẳng hạn, sẽ khiến dân số vốn đã nghèo khó phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh xa lánh. Dân chúng cần hòa bình và no ấm. Những chân dung ''tryphé'' là một nỗ lực để ám chỉ rằng nhà vua và người dân của ông đang sống trong thái bình, an tâm hưởng lạc. Bằng cách sử dụng phong cách ''tryphé'', Antiochos XI cho rằng ông sẽ trở thành một vị vua thành công và nổi tiếng giống như cha mình.{{#tag:ref|Bằng chứng là quan niệm của người La Mã về ý nghĩa của chân dung '' tryphé '' là không chính xác. Hình tượng thần [[Tyche]] (vị thần gia giáo) ở cảng Seleucia Pieria được chế tác triều đại Antiochos VIII mang đặc điểm giống với các vị vua. Giả sử nếu ''tryphé'' là một dấu hiệu của sự tha hóa thì nó sẽ chẳng bao giờ được dùng để miêu tả một vị thần.{{sfn|Fleischer|1996|p= 36}}|group=ghi chú}}{{sfn|Fleischer|1996|p= 36}}