Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Xô–Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ) → ), . → ., MoscowMoskva, chống phát xít → chống phát xít (4) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
Tuy có tên là '''Chiến tranh Xô–Đức''' nhưng thực ra Đức không tấn công Liên Xô một mình mà còn có sự giúp sức của 8 nước đồng minh [[phe Trục]] ở [[châu Âu]] là [[Vương quốc Romania|Romania]], [[Vương quốc Hungary (1920-1946)|Hungary]], [[Bulgaria]], [[Phát xít Ý]], [[Slovakia]], [[Nhà nước Độc lập Croatia|Croatia]], [[Phần Lan]], [[Vichy Pháp]]. Về phía [[Liên Xô]], trên đà chiến thắng kể từ năm 1943, họ đã cho thành lập quân đội các nước [[Ba Lan]], [[Tiệp Khắc]] bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc xã và gia nhập [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Liên minh chống Phát xít]]. Cuộc chiến tranh tiếp diễn giữa Liên Xô và Phần Lan có thể coi là sườn phía bắc của mặt trận này. Ngoài ra, các hoạt động phối hợp của Đức-Phần Lan qua biên giới phía bắc Phần Lan-Liên Xô và tại khu vực [[Murmansk (tỉnh)|Murmansk]] cũng được coi là một phần của Chiến tranh Xô-Đức.
 
Mặt trận này đã được đặc trưng bởi quy mô và sự ác liệt chưalớn từngnhất thấytrong tất cả các mặt trận của [[Thế chiến thứ hai]], sự hủy diệt quy mô lớn, và những tổn thất nhân mạng to lớn do chiến tranh, nạn đói, bệnh tật và cả những cuộc thảm sát. Đây cũng là nơi tập trung phần lớn các [[trại tập trung]], các cuộc hành quân chết, các khu Do Thái, và những cuộc tàn sát của Đức Quốc xã, là trung tâm của cuộc [[Holocaust|Đại đồ sát người Do Thái]]. Trong tổng số người chết ước tính khoảng 70 triệu của Chiến tranh thế giới thứ hai thì trên 30 triệu người đã chết tại mặt trận này,<ref name="30m">Theo G. I. Krivosheev. (''Soviet Casualties and Combat Losses.'' Greenhill 1997 ISBN 1-85367-280-7), tại mặt trận phía đông, các nước phe Trục và các đồng minh tham chiến với Đức đã xác nhận có 11.468.145 thương vong không thể phục hồi (6.668.163 là tử trận và mất tích), trong đó riêng thiệt hại của Đức là 7.181.100 người (3.604.800 tử trận và mất tích); thêm 579.900 tù binh chết trong thời gian bị Liên Xô giam giữ. Như vậy ước tính số tử trận/mất tích của phe Trục ước tính là 5,4 triệu tại Liên Xô trong những năm 1941–1945, tức làchiếm hơn 60% tổng số thương vong của phe Trục (tính cả mặt trận châu Á-Thái Bình Dương). Phía Liên Xô công bố có 8,7 tới 10,5 triệu thiệt hại về quân sự (tính cả tù binh chết trong trại giam Đức, theo nguồn của Vadim Erlikman: ''Poteri narodonaseleniia v XX veke: spravochnik.'' Moscow 2004. ISBN 5-93165-107-1), như vậy tổng thương vong quân sự của cả hai bên vào khoảng 14 tới 15 triệu người, lớn hơn rất nhiều so với tất cả các mặt trận khác trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cũng theo nguồn trên, tổng thiệt hại dân sự của Liên Xô tính trong đường biên giới trước chiến tranh ước tính là 15,7 triệu người. Số thương vong dân sự của Đức và các quốc gia Trung Âu khác không được nhắc đến.</ref> trong đó có nhiều dân thường. Cuộc chiến này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và là nguyên nhân chính cho sự thất bại của Đức<ref>{{Harvnb|Bellamy|2007|p=xix}}</ref><ref>W. Churchill: "''Red Army decided the fate of German militarism''". Source: Correspondence of the Council of Ministers of the USSR with the U.S. Presidents and Prime Ministers of Great Britain during the Great Patriotic War of 1941-1945., V. 2. M., 1976, pp. 204</ref><ref>Norman Davies: "''Since 75%-80% of all German losses were inflicted on the eastern front it follows that the efforts of the Western allies accounted for only 20%-25%''". Source: Sunday Times, 05/11/2006.</ref> và việc tiêu diệt nước Đức quốc xã. Sau chiến tranh, Liên bang Xô viết trỗi dậy trở thành một [[siêu cường]] quân sự và công nghiệp, các Đảng Cộng sản thiết lập chính phủ trên phần lớn các nước [[Đông Âu]], còn nước Đức bị khối [[Đồng Minh]] chia đôi thành [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Cộng hoà Dân chủ Đức]] và [[Đức|Cộng hoà Liên bang Đức]].
 
Hai cường quốc tham chiến chủ yếu là phát xít Đức và Liên Xô. Mặc dù không tham chiến tại đây, nhưng Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã viện trợ về tài chính và vật chất hỗ trợ cho Liên Xô trong các giai đoạn sau của cuộc chiến (khoảng 4% lượng vũ khí mà Liên Xô sử dụng là do Mỹ - Anh viện trợ). Trong khi đó, phía Đức Quốc xã thì nhận được sự hỗ trợ từ 9 nước đồng minh (phát xít [[Ý]], [[Romania]], [[Bulgaria]], [[Hungary]], [[Phần Lan]], [[Slovakia]], [[Croatia]], [[Vichy Pháp]] và [[Tây Ban Nha]]), 9 nước này đã cung cấp cho Đức khoảng 20% quân số, 1/3 số lao động và hơn một nửa lượng tài nguyên, vật liệu đểcho công nghiệp sản xuất vũ khí. Đức Quốc xã đã huy động nguồn nhân lực, toàn bộ các kho vũ khí, dự trữ kim loại, các nguyên liệu chiến lược, huy động gần như toàn bộ nền công nghiệp quân sự của toàn [[Tây Âu]] và [[Trung Âu]] vào cuộc chiến chống Liên Xô<ref name="Doberin 1986 99">{{Harvnb|Doberin|1986|p=99}}</ref>, ngoài ra Đức còn tuyển mộ hàng trăm ngàn [[lính đánh thuê]] từ các nước vùng [[Baltic]], [[Nam Tư]], [[Đan Mạch]], [[người Cozak]]... ''Trên thực tế, quân đội Liên Xô phải cùng lúc đương đầu với quân đội của 9 nước châu Âu chứ không chỉ riêng Đức Quốc xã''. Nếu không có sự trợ giúp của 9 nước này, [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]] sẽ không thể có đủ nhân lực và tài nguyên để tiến hành [[chiến tranh tổng lực]] lâu dài với Liên Xô (ví dụ, sau khi [[Romania]] bị Liên Xô đánh bại vào tháng 8 năm 1944 thì Đức cũng bị mất một nửa nguồn cung [[dầu mỏ]], điều này khiến sản lượng vũ khí của Đức sụt giảm nhanh chóng kể từ cuối năm 1944 và quân đội Đức cũng thua chung cuộc chỉ nửa năm sau đó).
 
== Tư tưởng ==