Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Điện Biên Phủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 298:
Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người. Về chuẩn bị đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo đảm vận chuyển bằng ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh [[Nà Sản]], con đường 13 từ [[Yên Bái]] lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ [[Mộc Châu]] đi [[Lai Châu]] rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông Công chính phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ [[Mộc Châu (thị trấn)|Mộc Châu]] lên [[Sơn La]], bộ đội phụ trách quãng đường 41 còn lại từ [[Sơn La]] đi [[Tuần Giáo]], và từ [[Tuần Giáo]] đi [[Điện Biên Phủ]] (sau này gọi là đường 42). Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm [[1953]].
 
Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ, [[chính phủ]] [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị [[máy bay]] Pháp oanh tạc. Các dân công từ vùng do [[Việt Minh]] kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo [[hậu cần]] cho chiến dịch. Đội quân gồm [[thanh niên xung phong]], dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều5 lần quânsố bộ đội chủ lực) và được tổ chức biên chế như [[quân đội]].
 
Một trong những lực lượng quan trọng phục vụ [[hậu cần]] cho chiến dịch là đội xe thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được 200–300&nbsp;kg,<ref name="TP"/> kỷ lục lên đến 352&nbsp;kg (người đó là ông Ma Văn Thắng, một người dân công hậu cầnThanh Ba (Phú Thọ), tại [[Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam]] có trưng bày chiếc xe đạp thồ của ông). Xe thồ được cải tiến có thể cho năng suất chở hàng cao hơn gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, đồng thời giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở. Ngoài ra, xe thồ còn có thể hoạt động được trên cả những tuyến đường ghồ ghề mà xe ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển thô sơ này đã gây nên sự bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy [[Pháp]], làm đảo lộn toàn bộ những tính toán, dự đoán trước đây của Pháp khi cho rằng [[Việt Minh]] không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
 
Trong một tháng, bộ đội và [[thanh niên xung phong]] đã làm được một khối lượng công việc đồ sộ. Con đường [[Tuần Giáo]] - [[Điện Biên Phủ]], dài 82&nbsp;km, trước đây chỉ rộng 1 m, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách [[Điện Biên]] 15&nbsp;km. Từ đây, các khẩu pháo được kéo bằng tay vào trận địa trên quãng đường dài 15&nbsp;km. Đường kéo pháo rộng 3 m, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha Sông cao 1.150 mét, xuống [[Bản Tấu]], đường [[Điện Biên Phủ]] - [[Lai Châu]], tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo đảm bí mật, đường được ngụy trang toàn bộ, máy bay trinh sát [[Pháp]] khó có thể phát hiện.