Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 118:
Dã Tiên nhận thấy giữ Minh Anh Tông đã thành vô nghĩa, vào năm 1450 cho phóng thích ông. Tuy nhiên, do vấn đề hoàng quyền nên Minh Đại Tông không muốn tiếp nhận Minh Anh Tông, ban đầu không muốn khiển sứ nghênh giá, rồi giam lỏng Minh Anh Tông trong Nam cung, đồng thời phế hoàng thái tử Chu Kiến Thâm (con của Minh Anh Tông), lập con mình là Chu Kiến Tế làm thái tử. Không lâu sau, Kiến Tế bệnh mất, Đại Tông không còn con trai, song do dự không muốn tái lập Chu Kiến Thâm làm thái tử; huynh đệ Anh Tông và Đại Tông do đó đối lập nghiêm trọng<ref>{{chú thích sách|author=沈一民|title=《盛世中国·明朝卷·土木之变》|year=2009|publisher=华艺出版社|isbn=9787802520509|coauthors=冯雪飞|language=中文}}</ref>.
 
Năm 1457, đám [[Thạch Hanh]], [[Từ Hữu Trinh]] liên minh nhằm phục vị cho Minh Anh Tông, họ thừa cơ Minh Đại Tông mắc trọng bệnh mà phát động binh biến. Từ Hữu Trinh suấtxuất quân công nhập Tử Cấm thành, đám Thạch Hanh chiếm lĩnh Đông Hoa môn, lập Minh Anh Tông tại Phụng Thiên điện, cải nguyên Thiên Thuận. Họ giam giữ Minh Đại Tông, bắt giết Vu Khiêm và Đại học sĩ [[Vương Văn]], sử xưng [[Đoạt Môn chi biến]]. Do hai lần tức vị, Minh Anh Tông trở thành hoàng đế duy nhất trong số các hoàng đế Minh – Thanh cai trị Trung Nguyên sử dụng hai niên hiệu. Sau khi phục vị, Minh Anh Tông thi hành tân chính, phế trừ chế độ tuẫn táng từ thời Thái Tổ. Sau đó, Minh Anh Tông cho lưu đày Từ Hữu Trinh do chính biến nội bộ, nhân [[biến Tào Thạch]] mà giết đám Thạch Hanh, [[Tào Cát Tường]]; đồng thời cho đám hiền thần Lý Hiền nắm quyền. Năm 1464, sau khi Minh Anh Tông mất, con ông là Chu Kiến Thâm tức vị, tức [[Minh Hiến Tông]], niên hiệu Thành Hóa.
[[Tập tin:MingXianzong1.jpg|thumb|left|140px|Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm.]]
Để rửa oan cho Vu Khiêm, Minh Hiến Tông khôi phục đế hiệu cho Minh Đại Tông, xét lại án oan Đoạt Môn, khiến nhiều người hài lòng. Tuy nhiên, Minh Hiến Tông nói lắp, do vậy rất ít khi tiếp đại thần, suốt ngày say đắm với [[Vạn hoàng quý phi|Vạn quý phi]]<ref>查繼佐.《罪惟錄·列傳卷2·皇后列傳》皇太后周氏曰:「彼有何美,而承恩多?”明憲宗曰:“彼抚摩吾安之,不在貌也。”</ref>, sủng tín đám hoạn quan [[Uông Trực (hoạn quan)|Uông Trực]], [[Lương Phương]], những năm cuối còn yêu thích thuật thần tiên. Đến đây đám gian nịnh nắm quyền, Tây Xưởng hoành hành, triều cương hủ bại, dân chúng khổ sở. Hoạn quan Uông Trực nhận được sủng tín của Minh Hiến Tông, ngông cuồng hống hách, thông qua Tây Xưởng giết oan bừa bãi phổ thông dân chúng và quan viên. Không lâu sau, do dân chúng phẫn uất khởi nghĩa khắp nơi, Tây Xưởng bị bãi, song Uông Trực vẫn nắm giữ đại quyền, đến năm 1482 mới bị giáng chức. Thời Thành Hóa có nhiều nhóm quyền lực: nữ sủng, ngoại thích, nịnh hạnh, gian hoạn, tăng đạo, kết thành bè đảng làm loạn triều chính<ref name="明朝中後期的政局">{{chú thích sách|author=姜公韜|title=《中國通史 明清史》|chapter=第四章 明朝中後期的政局|page=第51頁-第71頁|isbn=9787510800627|publisher=九州出版社|date=2010-1}}</ref>. Năm 1487, Minh Hiến Tông từ trần, con là Chu Hữu Đường kế vị, tức [[Minh Hiếu Tông]], niên hiệu Hoằng Trị.