Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thay đổi mức khóa của “Chủ nghĩa cộng sản”: Tăng mức khóa do phá hoại cao ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên được xác nhận mở rộng và bảo quản viên] (hết hạn 02:51, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)) [Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
n clean up using AWB
Dòng 55:
Đến giữa thế kỷ XIX, [[chủ nghĩa tư bản]] đã phát triển thành hệ thống trên thế giới. Sản lượng kinh tế tăng vọt so với thời kỳ phong kiến nhờ các tiến bộ của lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân đi lao động thuê ở các hãng xưởng tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhưng các chủ tư bản vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ trả cho họ đồng lương rẻ mạt, điều kiện làm việc của người lao động thời kỳ đó rất tồi tệ.
 
[[Yokoyama Gennosuke]] (Hoành Sơn Nguyên Chi Trợ) đã viết cuốn sách ''"Nhật Bản hạ tầng xã hội, 1899"'' mô tả: lương công nhân chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời gian làm việc rất dài, như công nhân dệt phải làm 12 giờ/ngày (lúc gấp rút thì phải đến 18 giờ). Nơi ở của họ là một buồng ngủ chật hẹp, vệ sinh kém vì phải chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ. Những công nhân mắc bệnh nặng thì bị đuổi việc ngay chứ không hề được chạy chữa hay hưởng bảo hiểm. Tại Mỹ, điều kiện làm việc cũng không khá hơn. Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt, họ không thể thoát ra ngoài do cửa đã bị khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt tại Lawrence, Massachusetts đình công và hét lớn ''"Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu còn hơn là chết đói vì làm việc)''. Ở khắp [[châu Âu]], [[Hoa Kỳ]] và các thuộc địa, ngay cả trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo cũng phải làm việc trong các lĩnh vực nặng nhọc như nông nghiệp, lắp ráp, [[nhà máy]], [[khai thác mỏ]] và trong các dịch vụ như [[báo chí|bán báo]]. Một số trẻ em phải làm đến đêm, tới 12 tiếng/ngày<ref>{{citechú bookthích sách|title=Child Labour in Historical Perspective: 1800-1985|publisher=UNICEF|author=Cunningham and Viazzo|isbn=88-85401-27-9|url=http://www.unicef-irc.org/publications/pdf/hisper_childlabour_low.pdf}}</ref><ref>{{citechú thích booksách|title=The World of Child Labour|author=Hugh Hindman|publisher=M.E. Sharpe|year=2009|isbn=978-0-7656-1707-1}}</ref> Ngoài sự bóc lột lao động vừa kể, chủ nghĩa tư bản còn mang đến chiến tranh đế quốc, [[chủ nghĩa thực dân]], nạn diệt chủng những dân tộc thiểu số ở các thuộc địa, buôn bán nô lệ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đạo đức băng hoại...
[[Tập tin:FRE-AIT.svg|phải|nhỏ|Biểu tượng của [[Đệ Nhất Quốc tế]]]]
Có bất công thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Thế kỉ XIX có rất nhiều phong trào và hệ tư tưởng hướng đến bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản. Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kĩ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người theo [[chủ nghĩa nhân đạo]]. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để duy trì ổn định xã hội. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ Nhất và sau đó là Đệ Nhị Quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào [[phương Đông]]. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống [[phong kiến]], [[địa chủ]], [[tư sản]], đưa ra các chính sách [[cải cách ruộng đất]], quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng. Sự ra đời của phong trào công nhân cùng những phong trào xã hội khác như phong trào chống chiến tranh đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào bảo vệ môi trường... là phản ứng của nhân loại chống lại những mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Dòng 114:
Trong thế kỷ XIX, trong khi nhận thức về các giá trị giải phóng con người, các quyền của con người, nhận thức về nhu cầu mở ra tối đa khả năng phát triển nhân tính và các khả năng của con người đã có những bước tiến bộ lớn thì hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa đương thời với [[quan hệ sản xuất]] của chủ nghĩa tư bản lại đang kìm hãm những khả năng nhân bản đó. Đại bộ phận quần chúng lao động bị tách ly khỏi phương tiện sản xuất phải làm thuê cho [[giai cấp tư sản]]- [[chủ sở hữu]] các [[phương tiện sản xuất]]. [[Giai cấp công nhân]] bị đối xử bất bình đẳng trong phân chia của cải xã hội, và thực tế cuộc sống của họ hầu như không thể tiếp cận được với những cơ hội để phát triển con người. Sự phát triển vượt bậc không ngừng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mở ra khả năng thỏa mãn phần lớn nhu cầu cơ bản của con người, làm nền tảng để xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra những vấn đề không thể giải quyết triệt để của thị trường ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập xã hội hoàn toàn tương phản với sự phát triển của nền sản xuất. Sự bất bình đẳng trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thế kỷ XIX là sâu sắc và nhu cầu giải phóng xã hội là cấp thiết.
 
[[Karl Marx]] là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân, đến nền học thuật và nền chính trị thế giới hiện đại. Ông được xem là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới<ref>[https://www.nature.com/news/who-is-the-best-scientist-of-them-all-1.14108 Who is the best scientist of them all?], Richard Van Noorden, 06ngày November6 tháng 11 năm 2013, Nature (Journal of Science)</ref>. Ông có tầm nhìn xa vượt thời đại của mình với kiến thức rất uyên thâm trên nhiều lĩnh vực rộng lớn. Các tác phẩm của Marx có rất nhiều nhưng ông viết có hệ thống nhất là các lĩnh vực:
 
* [[Kinh tế chính trị]]: tác phẩm quan trọng nhất là ''[[Tư bản (tác phẩm)|Tư bản luận]]'' (''Das Kapital'') nghiên cứu hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong đó ông rút ra bản chất của việc tích lũy tư bản là nhà tư bản chiếm giữ [[giá trị thặng dư]] do người lao động (công nhân) làm ra. Khác với các trường phái kinh tế khác ông cho rằng tư bản là lao động tích lũy lại. Từ đó ông giải thích các hiện tượng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như lợi nhuận, địa tô, lãi suất, quan hệ cung cầu, khủng hoảng kinh tế...
Dòng 223:
 
[[Tập tin:Chelyabinsk tractor factory 1930s.jpg|thumb|right|Nhà máy sản xuất máy kéo Chelyabinsk thập niên 1930. Năm 1940, nhà máy sản xuất 100.000 máy kéo, và trong 4 năm thế chiến đã sản xuất 18.000 xe tăng cho Hồng quân]]
Các nhà lý luận của chủ nghĩa Stalin và của các quốc gia cộng sản sau này coi kinh tế tập trung - kế hoạch hoá, công nghiệp hóa và tập thể hóa là các thắng lợi to lớn là đóng góp lý luận vĩ đại của Stalin trong lý luận cộng sản chủ nghĩa. Ưu thế của hình thức kinh tế này được dẫn ra như đó là nền tảng để đảm bảo thắng lợi trong [[Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại|Chiến tranh vệ quốc vĩ đại]] và bất cứ một quốc gia nào sau này theo chủ nghĩa xã hội thì cũng đều đi theo mô hình kinh tế này. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này không giải quyết được vấn đề lao động của người công nhân bị tha hóa mà nhà nước đã thay thế vai trò của nhà tư bản do đó người công nhân lẫn toàn thể xã hội chưa được giải phóng khỏi "''chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy''" như Marx mong muốn. Mô hình kinh tế Stalinist thực chất là [[chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước]]<ref>Priamo Bollano, SOME CHARACTERISTICS OF STATE MONO POLY CAPITALISM IN THE SOVIET UNION, www.marxists.org [https://www.marxists.org/history/erol/albania/al-characteristics-81.pdf download]</ref><ref>Wenlock, Paul (1981) [http://etheses.whiterose.ac.uk/370/ The theory of state monopoly capitalism]. PhD thesis, University of Leeds.</ref><ref>Charlene Gannage, [http://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/048661348001200304?journalCode=rrpa E.S. Varga and the Theory of State Monopoly Capitalism], Review of Radical Political Economics, Octoberngày 1, tháng 10 năm 1980</ref> mà theo quan điểm của Lenin "''Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội<ref name="tbnn"/>''" và "''chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá<ref name="tbnn">[http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Mac-Lenin/Chu-nghia-tu-ban-nha-nuoc-Tu-quan-niem-cua-V-I-Lenin-den-su-van-dung-cua-Dang-ta-trong-cong-cuoc-doi-moi-457.html Chủ nghĩa tư bản nhà nước: Từ quan niệm của V.I.Lênin đến sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới], Nguyễn Văn Thức, Viện Triết học</ref>''", trong đó nhà nước là nhà tư bản duy nhất sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội. Lenin cho rằng "''Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói chủ nghĩa xã hội được''"<ref name="lenin33875">[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=33875&print=true.I. Lê-nin phát triển lý luận mác-xít về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa - Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay], Tạp chí Cộng sản, 18/6/2015</ref>. Mục tiêu của Stalin khi tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô, xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn khác với mục tiêu của Marx là giải quyết các vấn đề của thị trường để xây dựng một xã hội nhân văn, hợp lý và tự do hơn.
 
Nhà nghiên cứu [[Howard K. Smith]] cho biết:
Dòng 248:
Cùng với sự khác nhau này kéo theo sự khác nhau về "phương pháp tiến hành cách mạng". Lenin và Stalin quan niệm về cuộc cách mạng vô sản có tính đồng loạt tại thành thị như một cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản. Nhưng khi đó, Trung Quốc vẫn chủ yếu là nông thôn, và Mao Trạch Đông cho rằng cách mạng phải được tiến hành theo phương thức một cuộc chiến tranh du kích kéo dài, lấy nông thôn làm căn cứ địa lan dần dần và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hai câu nói của Mao Trạch Đông về vấn đề này rất nổi tiếng là ''"Súng đẻ ra chính quyền"'' và ''"Nông thôn bao vây thành thị"'' và Mao Trạch Đông thực sự đã có rất nhiều đóng góp trong lý luận quân sự về chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân nhất là trong tác phẩm "[[Du kích chiến]]". Trong đó xem xét đồng loạt các khía cạnh quân sự, chính trị, tâm lý và các biện pháp xây dựng căn cứ địa, tiến hành chiến tranh nhân dân ở nông thôn.
 
Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân, giải tán các đảng phái chính trị cánh hữu, các hội kín, triệt hạ các băng đảng tội phạm... Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc trên đà suy tàn cuối thế kỷ XIX và đã chứng kiến nạn quân phiệt cát cứ cuối thời [[nhà Thanh]], Mao Trạch Đông chịu ảnh hưởng lớn từ các bài học trị quốc trong [[lịch sử Trung Quốc]], đây là điểm khác biệt nhất của ông với các nhà tư tưởng khác của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử Trung Quốc có đặc trưng là lãnh thổ rộng lớn và đông dân nhất thế giới, đa sắc tộc và có lịch sử nhiều lần xảy ra nội chiến, ly khai, cát cứ nên các nhà lãnh đạo cần phải có chính sách tập quyền cao độ, và chịu ảnh hưởng từ lịch sử đó, Mao Trạch Đông tin rằng cần phải mạnh tay trấn áp mọi lực lượng chống đối thì mới có thể giữ ổn định được đất nước. Trong công cuộc cải biến xã hội của Mao có hàng chục vạn địa chủ, doanh nhân, trí thức bị bắt hoặc xử tử vì bị kết tội hữu khuynh, phá hoại, phản cách mạng, tay sai của chủ nghĩa đế quốc, Hán gian...<ref>Chinese land reform in retrospect, John Wong, University of Wisconsin-Madison, 1974 [http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNAAA611.pdf download]</ref><ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/world-42609876 Đốt sách giết trò: từ Tần Thủy Hoàng đến Mao], Carrie Gracie BBC News, Bắc Kinh, 9 tháng 1 năm 2018</ref><ref>[https://www.theepochtimes.com/the-biggest-anti-intellectual-movement-in-history_2234683.html The Biggest Anti-Intellectual Movement in History], Jack Phillips, Marchngày 21, tháng 3 năm 2017, The Epoch Times</ref><ref>Misreading Mao: On Class and Class Struggle, Paul Healy, Journal of Contemporary Asia Vol. 38, No.4, November 2008, pp. 535-559</ref>
 
Trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội, cũng giống như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao cũng theo phương châm tập trung hoá cao độ theo nền kinh tế kế hoạch hoá vĩ mô. Quản lý nhà nước cũng bằng hệ thống nhà nước - đảng với sự sùng bái cá nhân cao độ. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1953-1957), Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển [[công nghiệp nặng]] làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất… Với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, 246 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc được xây dựng. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%. Đến năm 1957, sản lượng công nghiệp đã tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952. Thành công của Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 khiến Mao Trạch Đông trở nên lạc quan quá mức. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một [[siêu cường]] trong thời gian còn nhanh hơn cả [[Liên Xô]] từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá. Đây là kế hoạch với mục tiêu ''nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công'', tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai và lũ lụt, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.<ref>[http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2014/11/Mao-Trạch-Đông-ngàn-năm-công-tội.pdf Mao Trạch Đông ngàn năm công tội], Tr.7, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009</ref>
Dòng 316:
===Tích cực===
[[Tập tin:With communism to stars.jpg|nhỏ|phải|200px|''"Chủ nghĩa cộng sản mở đường tới các vì sao"''. Tranh cổ động năm [[1961]] của [[Tiệp Khắc]] về phi công Anh hùng Liên Xô Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ trong lịch sử nhân loại]]
* Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những trào lưu tư tưởng quan trọng, đã có một vai trò rất to lớn trong tiến trình phát triển của tri thức nhân loại: vai trò của một cuộc thí nghiệm xã hội lớn lao. Sau cuộc thí nghiệm này nhân loại đã thu được các kinh nghiệm và tri thức cực kỳ to lớn; đã từ bỏ được sự "lãng mạn cách mạng" và có thêm kinh nghiệm xử lý các vấn đề lớn của xã hội. Các giai tầng xã hội đã không còn dễ bị kích động bởi các ý tưởng có tính cực đoan, xã hội hướng đến cách giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường phi bạo lực. Tuy các đảng cộng sản thất bại, tan rã nhưng những bài học xương máu của sự thất bại này đem lại cho nhân loại một cái nhìn sâu rộng hơn về các vấn đề kinh tế - xã hội.<ref>[https://www.liberationnews.org/lessons-collapse-heroic-soviet-union/ Some lessons from the collapse of the heroic Soviet Union], Stefanie Fisher and John Beacham, Mayngày 13, tháng 5 năm 2017, Liberation News</ref><ref>[http://en.cubadebate.cu/opinions/2011/05/22/four-lessons-from-collapse-soviet-union/ Four lessons from the collapse of the Soviet Union], Liu Shulin, Global Times</ref><ref>[https://thediplomat.com/2012/07/what-china-learned-from-the-soviet-unions-fall/ What China Learned from the Soviet Union's Fall], A. Greer Meisels, The Diplomat, Julyngày 27, tháng 7 năm 2012</ref>
* Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh, học hỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, ổn định hơn và trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận. Từ chủ nghĩa tư bản với sự tự do bóc lột - ''"Người với người là chó sói"'' ([[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]]) - và đầy rẫy bất công tạo ra mầm mống của bạo động và cách mạng, thế giới cũ đã tìm các cách thích nghi và triển khai một xã hội dân sự mà trong đó mọi cá nhân đều có thể phát triển hoặc có cơ hội phát triển ngang nhau; có thể phát huy được những năng khiếu, sở trường của mình. Các mâu thuẫn xã hội không hoàn toàn biến mất nhưng đã có những cơ chế đối thoại, thỏa hiệp để giải quyết trên cơ sở hợp lý cho các giai tầng xã hội. Đây là một đóng góp gián tiếp rất lớn của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã góp phần làm giảm nhẹ khá nhiều mặt trái của chủ nghĩa tư bản tuy nhiên còn nhiều mặt trái khác vẫn chưa giải quyết được như ô nhiễm môi trường, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa...<ref name="tapchiqptd">[http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/tuyen-ngon-cua-dang-cong-san-va-vai-tro-lich-su-cua-chu-nghia-tu-ban/2022.html “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản], Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 02/09/2011</ref>
* Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước xã hội chủ nghĩa điển hình đã triển khai một số các biện pháp kinh tế - chính trị - xã hội mà ngày nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới kể các các quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lâu đời như Mỹ và các nước Tây Âu. Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa kinh tế ở tầm vĩ mô, nhà nước tích cực can thiệp vào nền kinh tế và đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, tập trung nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn hoặc cung cấp các dịch vụ công mà tư nhân không đảm đương nổi hoặc không muốn tham gia do khó thu lợi nhuận, ban hành luật lao động để bảo vệ người lao động, thiết lập hệ thống [[bảo hiểm xã hội]], [[bảo hiểm y tế]], [[an sinh xã hội]], phổ cập [[giáo dục]] ở mức độ quốc gia, các kinh nghiệm về [[quốc hữu hóa]], vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác... đó là những đóng góp của chủ nghĩa cộng sản mà các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã học hỏi rút kinh nghiệm và điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước.<ref name="tapchiqptd"/>