Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại khủng hoảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nguyên nhân: Sai từ Debt
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
Một số lý thuyết riêng rẽ khác giải thích Đại Khủng hoảng:
 
* Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (DebtDeft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra số lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá). Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tài sản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ. Khi vỡ nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất và dẫn tới bẫy đói nghèo.
* Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàu nghèo được [[Waddill Catchings]] và [[William Trufant Foster]] cho là nguyên nhân của Đại Khủng Hoảng. Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số là người nghèo). Lương tăng chậm hơn so với mức tăng năng suất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng khoán, mà không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường chứng khoán tăng nhanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho vay rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu. Như vậy, nguyên nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp nặng thay vì vào lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạm phát quá cao.
* Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít, đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối nông nghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trong khi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao. Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân có thể là từ Bẫy Thanh khoản (khi các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất và tăng cung tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế).
Dòng 26:
* Chủ nghĩa bảo hộ
* Dân số giảm, công dân nghèo không có tiền để mua hàng hóa
 
== Các tác động ==
===Kinh tế===
[[Tập tin:YoungmotherCalifornia.gif|250px|nhỏ|Một người mẹ trẻ và 2 đứa con vô gia cư ở [[California]]]]
 
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là một cuộc đại khủng hoảng có quy mô lớn nhất, mức độ trầm trọng nhất của thế giới [[tư bản chủ nghĩa]]. Nó là một cuộc khủng hoảng cơ cấu, người Mỹ nhắc đến nó như là một nỗi kinh hoàng, sự đau đớn. Mỹ khi đó là nước tư bản phát triển nhất, nhưng hệ thống phân phối xã hội của Mỹ lúc đó rất bất công, phần lớn thu nhập quốc dân chỉ tập trung trong tay một số ít người, lợi nhuận tăng từ 1922 – 1929 là 76% thì lương công nhân chỉ tăng 33%, viên chức tăng 42%. Trong lúc đó, lợi tức của các cổ đông tăng trên 100%. Người lao động không được hưởng phần xứng đáng của họ trong chỉ số tăng của nền kinh tế. Tất cả đưa đến một cuộc khủng hoảng thừa, đưa đến hiện tượng các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống biển… để giữ giá.
 
Từ thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội… Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là năm 1932, sản xuất than bị đẩy lùi xuống mức năm 1904; sản xuất gang bị đẩy lùi xuống mức năm 1876. Có những chỉ số bị đẩy lùi xuống những năm cuối thế kỷ 19, thu nhập quốc dân giảm xuống 1/2.
 
Mức độ suy giảm GDP của Mỹ trong thời kỳ đại suy thoái<ref>https://www.researchgate.net/publication/228643780_Interwar_US_and_Japanese_National_Product_and_Defense_Expenditure</ref>:
{| class="wikitable"
|-
! Năm !! 1929 !! 1930 !! 1931 !! 1932 !! 1933
|-
| GDP của Mỹ (theo thời giá 1990, tỷ USD) || 844 || 769 || 710 || 616 || 603
|}
 
[[Tập tin:Anita willcox solidarity-forever-poster.jpg|240px|nhỏ|trái|Ảnh cổ động của Liên minh vì Dân chủ công nghiệp, thiết kế bởi [[Anita Willcox]] trong thời kỳ Đại suy thoái, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh của công nhân và người nghèo ở Mỹ]]
Do thu nhập giảm đột ngột trong khi vật giá không giảm, nuôi sống một gia đình với vài miệng ăn tại thời điểm Đại suy thoái những năm 1930 là gánh nặng cực kỳ lớn đối với cặp vợ chồng nông dân ở [[Tennessee]].
 
[[Boris Borisov]] cho rằng: ngày nay, ''"có rất ít người biết về 5 triệu nông dân nước Mỹ (khoảng một triệu gia đình) đã bị các ngân hàng đuổi khỏi nhà vì các khoản nợ. Chính phủ Mỹ đã không cung cấp cho họ đất đai, lao động, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp - không có gì cả. Cứ 6 nông dân Mỹ thì có 1 bị ảnh hưởng bởi nạn đói. Những người này đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và đi lang thang mà không có tiền hay tài sản nào."'' Có những người chết đói trong các đường phố, trước thềm các cửa hàng bán nhiều loại thực phẩm mà không có tiền để mua<ref name="pravda" />. Trong khi đó, thực phẩm dư thừa (do người dân không có tiền để mua) lại được chính phủ Mỹ tiêu hủy, chúng không được cấp phát cho dân nghèo bởi vì nó có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một loạt các phương pháp được sử dụng để phá hủy thức ăn thừa: đốt cây, dìm xuống biển hoặc cày nát 10 triệu ha ruộng sắp thu hoạch. Khoảng 6,5 triệu con lợn bị giết tại thời điểm đó rồi vứt đi không sử dụng<ref name=pravda />.
 
Mục đích của hành động này là nhằm tăng giá thực phẩm lên hơn 2 lần và làm lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, tất nhiên là nó đi kèm với việc người sắp chết đói sẽ không được cứu tế. Trong suốt thời gian này, ''"tuần hành đói"'' đã trở nên phổ biến tại hầu hết các thành phố và thường bị cảnh sát đàn áp bằng bạo lực<ref name=north />.
 
Cũng theo Borisov thì do số lượng lớn người dân không có thu nhập và sự vắng mặt của các trợ giúp xã hội, nạn đói lan nhanh ở Mỹ. Khi người nghèo bắt đầu ồ ạt chết tại thành phố giàu có nhất của đất nước, [[New York]], chính quyền thành phố đã buộc phải bắt đầu trợ cấp súp miễn phí trên các đường phố. Tuy nhiên, nhiều bang thậm chí còn không có đủ ngân sách cho súp miễn phí<ref name=north>http://www.northstarcompass.org/nsc0903/amholomor.htm</ref>.
 
Tổng thống Mỹ Hoover để giữ vững tinh thần lạc quan cho công chúng, đã tổ chức những bữa tối xa hoa ở Nhà Trắng để thể hiện sự tự tin và lặp lại tuyên bố rằng không ai thực sự đói. Nhưng vào năm 1931, sự trượt dốc của đất nước đã lộ rõ. Hạn hán và lũ lụt tàn phá nền nông nghiệp Mỹ, nạn thất nghiệp lên tới 25%, và người vô gia cư chỉ riêng ở phố New York cần được phân phát 85.000 bữa ăn mỗi ngày<ref>https://www.theatlantic.com/business/archive/2016/12/great-depression-eat/511355/</ref>.
 
===Tổn thất về dân số===
Doanh nhân người Nga [[Boris Borisov]], trong bài viết có tựa đề ''"The American Famine"'' ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người. Trong bài viết, Borisov nói rằng ông sử dụng các số liệu chính thức của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Sau khi điều chỉnh số lượng tỷ lệ dân số, và tỷ lệ sinh của Mỹ, xuất nhập cảnh, Borisov đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ đã mất hơn 7 triệu sinh mạng trong nạn đói 1932-1933 gây ra bởi cuộc khủng hoảng.<ref name=pravda>http://english.pravda.ru/world/americas/19-05-2008/105255-famine-0/</ref>
 
Trong 1 cuộc phỏng vấn vào năm 2008, khi được hỏi về vấn đề số liệu thống kê nhân khẩu của Hoa Kỳ không cho thấy có nhiều người chết do nạn đói, [[Boris Borisov]] cho rằng số liệu này đã bị làm sai lệch vì không tính đến các yếu tố mất mát dân số khác như di cư sang nước khác, chết yểu do suy nhược trong các năm sau đó, số ca hư thai, phá thai hoặc ngừng sinh thêm con do gia đình thiếu thốn... Ông phân tích: ''"7,5 triệu người không có nghĩa là số nạn nhân cụ thể của đói ăn, mà là sự mất mát nhân khẩu học nói chung, dựa trên sự khác biệt giữa dân số dự tính vào năm 1940 và thực tế dân số đạt được khi đó."''<ref>https://www.rt.com/usa/interview-with-boris-borisov/</ref> Cụ thể, năm 1928, dân số Hoa Kỳ được dự tính là sẽ đạt 141,856 triệu người vào năm 1940 dựa vào các xu hướng tăng dân số trước đó. Trong thực tế, Hoa Kỳ có dân số đạt 131,899 triệu vào năm 1940, ít hơn 10 triệu so với dự tính trước cuộc khủng hoảng. Trong đó có 3,054 triệu người di cư sang nước khác, 7.394.000 còn lại chính là khoảng sụt giảm dân số vào năm 1940 gây ra do cuộc khủng hoảng. Số liệu dân cư do chính phủ Mỹ cung cấp đã không thể giải thích được tại sao lại có số lượng sụt giảm này<ref>https://www.pravdareport.com/world/105255-famine/</ref>.
 
Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2009 thì cho rằng không có dấu hiệu nào của một nạn đói đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Các chỉ số khác nhau đã được phân tích và các tác giả của nó kết luận rằng tình trạng sức khỏe cộng đồng ở Hoa Kỳ không hề suy giảm mà thậm chí còn có sự cải thiện đáng kể trong suốt những năm 1930-1933. Tỷ lệ tử vong đã giảm ở hầu hết mọi lứa tuổi và tuổi thọ trung bình thì tăng thêm vài năm đối với cả nam, nữ, người da trắng cũng như người da màu, đặc biệt tuổi thọ của người da màu lại có sự tăng trưởng mạnh nhất. Một ngoại lệ là tỉ lệ tự tử đã tăng lên trong giai đoạn này, nhưng các vụ tự tử chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số những ca tử vong. <ref>[https://www.pnas.org/content/106/41/17290.full Life and death during the Great Depression]</ref>.
 
Tạp chí Topwar.ru phân tích rằng: dữ liệu về sự gia tăng dân số ở Hoa Kỳ gần như giảm một nửa gần như ngay lập tức vào đầu những năm 1930 và 1931 và duy trì ở mức đó trong một thập kỷ, sau đó mới trở lại con số ban đầu. Tuy nhiên, tổn thất nhân khẩu học lớn không thể được giải thích bằng việc giảm tỷ lệ sinh đơn giản. Do đó, Borisov đã nảy ra ý tưởng về sự che giấu dữ liệu người chết thực tế trong những năm Đại suy thoái, bởi không tài liệu chính thức nào của Mỹ có bất kỳ lời giải thích nào về sự sụt giảm dân số quan trọng mà ông phát hiện ra. Dữ liệu về tình hình nhân khẩu học trong năm 1932 đơn giản là không tồn tại hoặc chúng đã được che giấu an toàn. Một ví dụ khác là nạn đói ở [[Bengal]] (Ấn Độ) năm 1943 đã làm chết hơn 3 triệu người, nhưng đã bị chính phủ Anh che giấu cẩn thận. Những số liệu như vậy thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ nên số liệu mà họ tự đưa ra rất khó tin cậy được, việc phân tích số người chết đói từ dữ liệu mà chính phủ Mỹ cũng thiếu chính xác giống như thống kê số dân thường bị quân đội Mỹ giết ở Việt Nam, Triều Tiên hoặc Iraq. Tuy nhiên, cũng có những lập luận phản bác Borisov, những người coi quan điểm của ông là vô lý. Theo họ, tình hình ở Hoa Kỳ khi đó không quá khủng khiếp như vậy, và số nạn nhân đã bị phóng đại quá mức. Khi tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ trở nên tồi tệ, nhiều người đã di cư sang nước khác, và số trẻ em được sinh ra thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước do các gia đình nghèo khó hơn, điều này cũng dẫn tới sụt giảm dân số. Những người phản đối của Borisov không phủ nhận những vấn đề nghiêm trọng ở Mỹ khi đó, nhưng số người chết đói theo tính toán của Borisov, theo họ, là không thể chứng minh được. Theo họ, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ cố gắng che giấu về những thông tin như vậy, nó chắc chắn sẽ rò rỉ thông qua các tổ chức cộng sản tồn tại bất hợp pháp tại Hoa Kỳ thời đó hoặc bởi các nhóm tình báo Liên Xô hoạt động trên lãnh thổ Mỹ và sau đó sẽ được công khai bởi chính quyền Liên Xô, thế nhưng đã không tồn tại tài liệu nào của Liên Xô báo cáo về nạn đói. Việc đánh giá tổn thất về nhân khẩu học bị phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau, nên rất khó tính toán chính xác số người chết theo cách này. Tuy nhiên, điều này cũng khiến người ta nghi ngờ về những ước tính về số nạn nhân trong các nạn đói tại các nước khác do các nhà nghiên cứu Mỹ đưa ra, bởi họ cũng sử dụng chính phương pháp này để ước tính<ref>https://topwar.ru/22582-golodomor-v-ssha-v-30-ye-gody-xx-go-veka-za-i-protiv.html</ref>.
 
==Cách thức giải quyết của các chính phủ==