Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 102:
Những cuộc thảo luận tại Yalta và Potsdam cũng vạch ra kế hoạch chiếm đóng và quản lý nước Đức thời hậu chiến dưới một [[Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh]], hay ACC, của bốn cường quốc gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên bang Xô viết. Tại [[Hội nghị Potsdam]] mùa hè năm 1945, sau khi chiến sự tại châu Âu chấm dứt, [[Pháp]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], Hoa Kỳ và [[Liên Xô]] quyết định chia [[Đức]] thành bốn vùng chiếm đóng. Mỗi nước kiểm soát một phần của [[Đức]] cho tới khi chủ quyền của Đức được khôi phục.
 
''Länder'' (cácCác bang) [[Mecklenburg-Vorpommern]], [[Brandenburg]], [[Sachsen|Saxony]], [[Sachsen-Anhalt|Saxony-Anhalt]], [[Thüringen|Thuringia]], thuộc Vùng Liên Xô tại Đức (trong tiếng Đức: ''Sowjetische Besatzungszone'', hay SBZ). Những phản đối của Liên Xô với những thay đổi về kinh tế chính trị tại các vùng chiếm đóng phía tây (Hoa Kỳ, Anh và Pháp) dẫn tới việc nước này rút khỏi ACC năm 1948 và sau đó SBZ phát triển thành Đông Đức, gồm cả khu vực Berlin do Liên Xô chiếm đóng. Đồng thời các vùng chiếm đóng phía tây được củng cố để hình thành nên [[Tây Đức]] (hay ''Cộng hoà Liên bang Đức'', FRG).
 
Chính thức, cả các Đồng minh phương Tây và [[chủ nghĩa cộng sản|những người cộng sản]] đều cam kết duy trì một nước Đức thống nhất sau cuộc chiến tại [[Thoả thuận Potsdam]] năm 1945, ít nhất trên giấy tờ. Bản [[Ghi chú Stalin]] năm 1952 đề xuất [[thống nhất nước Đức]] và sự [[rút lui của siêu cường]] khỏi [[Trung Âu]], nhưng [[Hoa Kỳ]] và đồng minh của mình từ chối. [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] chết đầu năm 1953. Dù chính trị gia nhiều quyền lực của Liên Xô [[Lavrentiy Pavlovich Beriya|Lavrenty Beria]] trong một thời gian ngắn có theo đuổi ý tưởng thống nhất nước Đức sau cái chết của Stalin, ông đã bị bắt và tước bỏ quyền lực sau một vụ [[đảo chính]] hồi giữa năm 1953. Người kế nhiệm ông, [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Nikita Khrushchev]], bác bỏ hoàn toàn ý tưởng bàn giao đông Đức để rồi bị sáp nhập, đánh dấu sự chấm dứt của bất kỳ một sự xem xét nghiêm túc nào với ý tưởng thống nhất cho tới khi Cộng hòa Dân chủ Đức tổ chức trưng cầu sáp nhập nước Đức vào cuối năm 1989.