Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quà tặng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Nguồn gốc và ý nghĩa của hộp quà tặng trong các dịp lễ sự kiện như thế nào
→‎Dịp tặng quà: Biên tập lại và bổ sung thêm thông tin, dữ liệu, nguồn cho bài
Dòng 12:
 
==Dịp tặng quà==
Tặng quà trong các dịp lễ tết là nét văn hoá truyền thống của người Việt và một số Quốc gia. Việc tặng một món quà thể hiện tình cảm của bạn với người nhận, đó là lòng biết hơn, sự cảm ơn, sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, tặng quà thể hiện sự chia sẻ giúp đỡ về tiền bạc đối với những người không may mắn, khó khăn trong cuộc sống. Các dịp tặng quà phổ biến, như:
Quà tặng thường được trao ở trong những trường hợp phổ biến sau:
 
* Thể hiện của tình bạn hoặc tình yêu
* Quà tặng đối ngoại: Tặng bạn bè, đối tác, chính khách
* Thể hiện lòng biết hơn, sự cảm ơn
*Quà tặng dịp tân gia, mừng thọ, khai trương.
* Thể hiện sự hiếu thảo
* Chia sẻ giúp đỡ về tiền bạc
* Giúp những người không may mắn
* Tặng quà lưu niệm khi đi du lịch
* Chúc mừng hoặc tặng vào các ngày đặc biệt trong năm: sinh nhật, đám cưới, giáng sinh, năm mới, ngày kỷ niệm, ngày lễ tôn giáo
 
Món quà được tặng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người trao và người nhận, sở thích của người nhận, ý nghĩa của trường hợp tặng quà đó, văn hóa tặng quà của mỗi đất nước, mỗi tôn giáo cũng khác nhau<ref>{{Chú thích web|url=https://quavang.vn/blogs/tu-van-qua-tang/van-hoa-tang-qua-cua-nguoi-nhat-ban-nhung-dieu-can-biet-va-nen-tranh|tựa đề=Văn hóa tặng quà của người Nhật Bản, những điều cần biết và nên tránh|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>. Mỗi khu vực, mỗi nước lại có những văn hóa gói quà khác nhau, tuy vậy, phổ biến nhất là việc gói bằng giấy cứng kèm theo một tờ giấy nhỏ ghi tên người nhận và lời chúc mừng.
 
'''Các loại quà tặng'''
 
Là quốc gia có truyền thống về thủ công mỹ nghệ, chính vì vậy nhiều món quà tặng của Việt Nam được bạn bè Quốc tế thích thú, như tranh làm từ gạo, tranh làm từ đá quý, hay những món đồ trang trí nho nhỏ từ mây tre đan, các món quà được làm từ những nguyên liệu, vật dụng trong đời sống.
 
Ngoài ra, hiện nay do đời sống phát triển, công nghệ internet cũng như kiến thức kinh doanh được phổ cập, Việt Nam giao bang văn hoá, kinh tế với nhiều Quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, nhiều cơ sở mỹ nghệ, thủ công của Việt Nam phát triển để xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đáng chú ý như làng nghề sơn mài, thêu của xã Quất Động, huyện Thường Tín Hà Nội, mây tre đan của Trúc Sơn, huyện Thanh Oai, Hà Nội, làng đá Mỹ Sơn, Đà Nẵng.
 
Trong 5 năm gần đây, thì thị trường xuất hiện nhiều món quà cao cấp hơn, được chế tác thủ công và mạ vàng điện phân, những món quà này có giá khá cao thường được tặng các chính khách, đối tác trong các sự kiện quạn trọng<ref>{{Chú thích web|url=https://dantri.com.vn/kinh-doanh/golden-gift-viet-nam-thuong-hieu-che-tac-qua-vang-cao-cap-cua-nguoi-viet-20200214083942355.htm|tựa đề=Golden Gift Việt Nam – Thương hiệu chế tác quà vàng cao cấp của người Việt|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>.
 
Đặc biệt, nhiều du khách Quốc tế khi đến Việt Nam, hoặc nhiều người Việt Nam khi đi du lịch, thăm quan cũng lựa chọn những món ăn, đặc sản của địa phương và mua về để làm quà, hoặc tặng bạn bè nước ngoài để quảng bá những đặc sản địa phương. Phổ biển như Ô mai Hàng Đường - Hà Nội, Mè Xừng của Huế, nem chua Thanh Hoá, cốm Làng Vòng của Hà Nội. Và một món đồ uống được bạn bè Quốc tế cũng rất thích thú đó chính là Cà phê của Việt Nam.
 
==Tham khảo==