Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
FutureBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thay thể loại Họ Nguyễn Việt Nam bằng Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Dòng 98:
 
== Sự kiện ''Nhân Văn - Giai Phẩm'' ==
Sau [[hiệpHiệp định GenèveGeneve, 1954|hiệp định Genève 1954]], Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho [[Đài Tiếng nói Việt Nam|Đài Phát thanh]], nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. [[Tháng hai|Tháng 2]] năm [[1956]], bài thơ ''Anh có nghe không'' được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì"<ref>[http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10115&rb=0102 Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao]</ref>. Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đòi hỏi tự do văn nghệ, sáng tác. Đến [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1956]] thì cả hai tờ báo đều bị đình bản.
 
Như những nghệ sĩ khác của nhóm [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Nhân Văn-Giai Phẩm]], tuy có muộn hơn, đến [[tháng bảy|tháng 7]] năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/MusicianVanCaoWorkAndLifeP2_TNga-20061015.html?searchterm=None Nhạc sĩ Văn Cao: "Trương Chi" thời cuối thế kỷ 20?] trên RFA</ref>. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ [[quảng cáo]] các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các [[Nhạc tiền chiến|ca khúc lãng mạn tiền chiến]] khác, không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài quốc ca. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975, Văn Cao viết ''[[Mùa xuân đầu tiên (bài hát của Văn Cao)|Mùa xuân đầu tiên]]'', nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu{{Cần chú thích|date=7-2014}}. Chưa rõ điều này có đúng không {{Cần chú thích}} nhưng theo ''VnExpress'' "ca khúc được đăng ngay lần đầu tiên trên báo ''Sài Gòn Giải Phóng'' số mừng xuân Bính Thìn, đồng thời lập tức được dịch lời và in ở Nga"<ref>{{Chú thích web|url=http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/lang-nhac/mua-xuan-dau-tien-va-nguoi-tien-tri-cua-thoi-dai-2938149.html|tiêu đề=‘Mùa xuân đầu tiên’ và người tiên tri của thời đại}}</ref>. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại [[Moskva]] vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy ''[[Mùa xuân đầu tiên (bài hát của Văn Cao)|Mùa xuân đầu tiên]]'' đã không bị lãng quên<ref>{{Chú thích web | url = http://trannhuong.com/tin-tuc-14892/van-cao-mot-thien-tai-mot-so-phan.vhtm | tiêu đề = Văn Cao một thiên tài, một số phận | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng: "Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy ''[[Mùa xuân đầu tiên (bài hát của Văn Cao)|Mùa xuân đầu tiên]]'' được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu."<ref>{{Chú thích web | url = http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c168/n2814/Van-Cao-voi-ca-khuc-Mua-xuan-dau-tien.html | tiêu đề = Văn Cao với ca khúc Mùa xuân đầu tiên | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 14 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>