Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 623:
Trong 3 nước [[Đồng Minh]] chủ chốt ([[Mỹ]], [[Anh]], [[Liên Xô]]), chỉ đó Mỹ là có lãnh thổ an toàn bởi nằm cách xa chiến trường, không hề bị đối phương đánh phá, Mỹ cũng không phải huy động hầu hết [[nam giới]] ra mặt trận như Anh, Liên Xô. Vì vậy, Mỹ có thể rảnh tay sản xuất vũ khí trong những điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều các nước đồng minh khác. Để giảm bớt gánh nặng cho đồng minh, Mỹ thực hiện chương trình "Lend-lease" (cho vay - cho thuê). Đúng như tên gọi của chương trình này, đây không phải là viện trợ miễn phí, mà thực tế là Mỹ sẽ chuyển hàng hóa cho các nước đồng minh, đổi lại thì các nước này phải hoàn trả tiền cho Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc (tức là bán vũ khí trước - thu tiền sau). Trong chương trình này, 50,1 tỷ USD (tương đương 543 tỷ đô la thời giá năm 2016, hoặc 11% ngân sách chiến tranh của Mỹ trong thế chiến 2) đã được cung cấp cho các nước đồng minh<ref>{{cite book|author= McNeill| title=America, Britain and Russia|page= 778}}</ref>. Trong số đó, 31,4 tỷ đôla đã được chuyển cho Liên hiệp Vương quốc Anh, 11 tỷ đôla cho Liên Xô, 3,2 tỷ đôla cho Pháp, 1,63 tỷ đôla cho Trung Quốc và 2,6 tỷ đô la còn lại cho các đồng minh khác<ref>Wolfgang Schumann (et al.): Deutschland im Zweiten Weltkrieg. Akademie-Verlag, Berlin 1982, Bd. 3, S. 468.(German Language)</ref>. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng nhận được ''"Lend-lease ngược"'', tức là việc các nước đồng minh cung cấp thiết bị, tài nguyên và dịch vụ cho Hoa Kỳ. Gần 8 tỷ đôla (tương đương với 124 tỷ đôla ngày nay) những hàng hóa gồm vật liệu chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên đã được cung cấp cho các lực lượng Hoa Kỳ bởi các nước đồng minh, 90% số tiền này đến từ Đế quốc Anh<ref>Schreiber, O. (Sep 1951). "Tenth Anniversary of Lend-Lease: How America Gave Aid to Her Allies". The Australian Quarterly. 23 (3). doi:10.2307/20633372. JSTOR 20633372</ref>. Ngoài ra, thông qua "Lend-lease", Mỹ còn thu được những lợi ích khác không thể tính bằng tiền: nước Anh phải trao cho Mỹ một số lãnh thổ thuộc địa, các nước đồng minh phải chuyển giao cho Mỹ một số công nghệ mật như radar, ngư lôi, máy giải mật mã, phi cơ, công nghệ hạt nhân... Liên Xô cũng đã cung cấp 300.000 tấn crôm và 32.000 tấn quặng mangan, cũng như nhiều chuyến tàu chở gỗ, vàng và bạch kim cho Hoa Kỳ. Trong chiến tranh, Liên Xô đã cung cấp một số lượng lớn các lô hàng khoáng sản quý hiếm ([[vàng]] và [[bạch kim]]) cho Kho bạc Hoa Kỳ như một hình thức trả nợ không dùng tiền mặt cho Lend-lease.
 
Trong quá trình chiến tranh, Liên Xô đã nhận được khoảng 17,5 triệu tấn hàng hóa của Mỹ-Anh (trong đó bao gồm 4.478.116 tấn thực phẩm (thịt đóng hộp, đường, bột, muối, v.v.) và 2.670.371 tấn sản phẩm xăng dầu), tương đương 11 tỷ USD (thời giá 1941-1945). Tính theo năm: 1941: 360.800 tấn, 1942: 2.453.000 tấn, 1943: 4.795.000 tấn, 1944: 6.218.000 tấn, 1945: 3.674.000 tấn. Một số quan điểm cho rằng Phương Tây đã thổi phồng quá mức vai trò của khoản viện trợ cho Liên Xô. Tổng giá trị viện trợ chỉ bằng 4% tổng lượng sản xuất của Liên Xô trong những năm chiến tranh (trong khi Liên Xô phải chống đỡ 70% binh lực của Đức và chư hầu). Do vậy, những quan điểm này đã cho rằng viện trợ lend-lease đóng góp không đáng kể vào chiến thắng của các lực lượng vũ trang Xô viết. Ngoài ra, viện trợ trong năm 1941 (khi Liên Xô đang cần nhất) lại khá nhỏ giọt, trong khi tới 56,5% giá trị viện trợ lend-lease chỉ đến Liên Xô vào năm cuối cùng của cuộc chiến tranh (từ tháng 1/1944 tới tháng 5/1945)<ref>Hans-Adolf Jacobsen: ''1939–1945, Der Zweite Weltkrieg in Chronik und Dokumenten''. Darmstadt 1961, p. 568. (German Language)</ref>, khi đó mức sản xuất của Liên Xô đã vượt xa Đức nhiều lần. Chưa kể nhiều học giả [[Xô viết]] cho biết rằng những loại vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Liên Xô trong giai đoạn này bị binh sĩ Hồng quân chê bai khá nhiều và ít khi sử dụng (ví dụ như xe tăng [[M3 Stuart]] hay [[tiểu liên Thompson]] bị đánh giá là thiếu sức mạnh và dễ hỏng hóc so với vũ khí tương ứng do Liên Xô chế tạo như [[T-34]] và [[PPSh-41]]). Nhiều loại xe tăng của Mỹ và Anh viện trợ cho Liên Xô không hoàn chỉnh và bị thiếu kính ngắm, phụ tùng, bộ dụng cụ bảo trì và sửa chữa... Những quả đạn nổ cho pháo 75mm trên xe tăng Mỹ có xu hướng phát nổ bất ngờ. Stalin đã phàn nàn với Roosevelt trong một lá thư vào năm 1942: ''"Theo các chuyên gia của chúng tôi ở mặt trận, xe tăng Mỹ dễ dàng bị đốt cháy bởi những khẩu pháo chống tăng bắn vào phía sau hoặc hai bên. Đó là do nhiên liệu xăng của các xe tăng Mỹ khi bị đốt nóng đã tạo ra một lớp khói xăng dày bên trong các xe tăng, tạo điều kiện cho quá trình bốc cháy"''<ref name="sputniknews.com">https://sputniknews.com/analysis/2005032539700464/</ref> Xe tăng [[M3 Lee]] của Mỹ bị lính Liên Xô gán cho biệt danh là ''"БМ-6 - братская могила vào шестерых"'', nghĩa là ''"ngôi mộ tập thể cho sáu người"'', như một cách để mỉa mai hỏa lực và vỏ giáp yếu của loại xe này<ref>http://opoccuu.com/m3-lee.htm</ref>.
 
Nhà ngoại giao [[Vyacheslav Molotov]] tuyên bố năm 1945 rằng ''"đất nước ta đã cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho quân đội anh hùng của chúng ta"''. Các nhà sử học khác như Roger Munting đã lập luận rằng sự viện trợ của Đồng minh (Lend-Lease) không bao giờ chiếm hơn 4% sản lượng công nghiệp thời chiến của Liên Xô<ref>Roger Munting, “Lend-Lease and the Soviet War Effort.” Journal of Contemporary History 19, no. 3 (1984): pp. 495-510. Accessed November 1, 2011.</ref> Các số liệu cho thấy vũ khí Lend-Lease chỉ cung cấp một đóng góp nhỏ cho nỗ lực chiến tranh của Liên Xô (chiếm chưa đầy 2% pháo binh, 12% số máy bay, 10% số xe tăng mà Liên Xô sử dụng)<ref>Roger Munting, The Economic Development of the U.S.S.R (New York: St. Martin’s Press, 1984), 118</ref>
Dòng 629:
[[Harry Lloyd Hopkins]], cố vấn của Tổng thống Roosevelt, nhận định: ''“Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng sự giúp đỡ của chúng ta dưới hình thức lend-lease là yếu tố chính trong thắng lợi của Liên Xô trước Hitler ở mặt trận phía đông. Chiến thắng đó đạt được bằng sự dũng cảm và máu của quân đội Nga”''. Nhà sử học Mỹ [[George C. Herring]] thẳng thắn hơn: ''“Lend-lease không phải là hành động vô tư. Đây là một hành động có tính toán, vị kỷ và người Mỹ luôn hình dung rõ ràng những món lợi mà họ có thể thu được từ hành động đó”''. Tổng thống Mỹ [[Franklin D. Roosevelt]] đã khẳng định rằng việc giúp đỡ Liên Xô cũng chính là vì lợi ích của Mỹ, bởi nếu Liên Xô thất bại thì chính Mỹ sẽ là mục tiêu kế tiếp, Roosevelt so sánh rằng ''"một vòi cứu hỏa nên được trao cho một người hàng xóm để ngăn chặn lửa cháy lan đến nhà riêng của chính mình"''. Thực tế viện trợ của Mỹ không phải là sự ban tặng, bản thân tên gọi của nó ("Lend-lease", nghĩa là ''"cho vay - cho thuê"'') đã cho thấy nó vẫn là một dạng hợp đồng ''"bán vũ khí - trả tiền sau"'' chứ không phải là cho không. Trong và sau chiến tranh, Liên Xô đã phải trả nợ (tính kèm lãi suất) cho những hàng hóa, vũ khí mà Mỹ đã viện trợ cho họ, hình thức trả nợ gồm nhiều tàu chở kim loại quý như [[bạch kim]] trị giá hàng tỷ USD. Mỹ là nước duy nhất trong khối Đồng minh hầu như không bị tàn phá mà còn thu được những nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ cuộc chiến tranh<ref>Valeri Yarmenko, phó tiến sĩ sử học, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Nga. Báo điện tử Utro.ru ngày 27-4-2005</ref>.
 
Một số ý kiến khác lại khẳng định rằng [[Lend-Lease]] thực sự có ý nghĩa rất lớn trong chiến thắng của Liên Xô trước [[Đức Quốc xã]]. Vào thời điểm ấyđó việc vận chuyển vũ khí và nhu yếu phẩm của Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động vận tải đường sắt, nhưng Liên Xô đã chấm dứt sản xuất các thiết bị vận tải đường sắt kể từ năm 1941 để chuyển sang sản xuất xe tăng. Lend-Lease đã cung cấp 92% tổng số các thiết bị đường sắt cho Liên Xô<ref name="Weeks 2004, p. 9">{{harvnb|Weeks|2004|p=9}}</ref><ref>{{harvnb|Weeks|2004|p=146}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=http://mikes.railhistory.railfan.net/r097.html/ |tiêu đề=Russia and Serbia, A Century of Progress in Rail Transport|nhà xuất bản=Open Publishing |ngày tháng=July 2008 |website=A Look at Railways History in 1935 and Before |access-date=9 June 2016}}</ref> bao gồm 1,.911 đầu máy xe lửa và 11,.225 toa tàu lửa. BốnKhoảng trăm400 ngàn xe vận tải do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Liên Xô giai đoạn này, bao gồm cả những dòng xe như [[Dodge]] hay [[Studebaker]], đã hỗ trợ to lớn về hậu cần cho binh lính [[Hồng quân]]. Vào năm 1945, gần 1/3 lực lượngsố xe tải vận chuyểntải của quân Liên Xô trên chiến trường được sản xuất ở Mỹ. Từ năm 1942, đa số các bệ phóng [[Katyusha|tên lửa Katyusha]] của Hồng quân đều được lắp đặt trên những chiếc xe tải do Mỹ viện trợ, đem lại hiệu quả chiến đấu cao hơn so với những chiếc xe tải củado Liên Xô sản xuất <ref>''Red Army Handbook, 1939-45'', Steve Zaloga - p.215</ref>. Các nước Đồng minh cũng đã cung cấp 2,586 triệu tấn nhiên liệu máy bay cho không quân Liên Xô, gấp 1,4 lần so với lượng nhiên liệu máy bay mà Liên Xô tự sản xuất được trong toàn bộ cuộc chiến tranh.<ref name="Weeks 2004, p. 9"/>. Mỹ còn viện trợ một số lượng lớn các phương tiện liên lạc, thức ăn đóng hộp và quần áo cho Liên Xô trong cuộc chiến<ref>{{harvnb|Weeks|2004|p=107}}</ref>. [[Joseph Stalin]] tại [[hội nghị Tehran]] đã công nhận: ''"Nếu không có nền công nghiệp sản xuất của Mỹ, phe Đồng minh có lẽ sẽ không bao giờ thắng được cuộc chiến này"''<ref>Parker, Dana T. ''Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II,'' p. 8, Cypress, CA, 2013. {{ISBN|978-0-9897906-0-4}}</ref><ref>[http://www.time.com/time/printout/0,8816,791211,00.html "One War Won."] ''Time Magazine'', 13 December 1943.</ref>. Trong một buổi tiệc mừng sinh nhật thủ tướng Anh Churchill tại Teheran, Stalin cũng đã nói rằng: "''Thứ quan trọng nhất trong cuộc chiến này chính là máy móc. Hoa Kỳ đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất được từ 8.000 đến 10.000 máy bay mỗi tháng. Trong khi đó nước Nga chỉ có thể sản xuất được nhiều nhất là 3.000 máy bay mỗi tháng. Anh Quốc cũng chỉ sản xuất được từ 3.000 đến 3.500 máy bay mỗi tháng, chủ yếu là máy bay ném bom hạng nặng. Bởi thế, Hoa Kỳ chính là đất nước của những cỗ máy. Nếu không có những cỗ máy đó, thông qua Lend-Lease, chúng ta sẽ thua cuộc chiến này''" <ref>''No Ordinary Time: Franklin & Eleanor Roosevelt: The Home Front in World War II''. Doris Kearns Goodwin, page 477</ref>. Nguyên soái Liên Xô [[Georgi Konstantinovich Zhukov]] trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1963 rằng: "''nếu không có nguồn viện trợ này chúng tôi đã không thể trang bị cho quân đội để dự trữ hoặc thậm chí không thể tiếp tục cuộc chiến tranh...chúng Chúng tôita không thể thuốcphủ nổnhận được thuốcrằng súng... Ngườingười Mỹ thực sự đã cứucung chúng tôi bằng thuốc súng và thuốc nổ của họ. Chưa kể vô số những tấm thép mà họ đã gửicấp cho chúng tôi! Làmnhững saothứ chúngthiết tôiyếu [thông thểqua sảnLend-Lease] xuất được xe tăng vào thời điểm đó nếu không có thépnguồn củaviện ngườitrợ Mỹ? Ngày nay bọn họ cứ làm nhưnày chúng tôi đã không thể tựtrang sảnbị xuấtcho đượcquân tấtđội cảđể nhữngdự thứtrữ đóhoặc vậy.thậm Không có xe vận tải của Mỹ, chúng tôi sẽchí không thể tiếp đểtục lắpcuộc đặtchiến những khẩu pháo của chúng tôi''tranh...''"<ref>Albert L. Weeks The Other Side of Coexistence: An Analysis of Russian Foreign Policy, (New York, Pittman Publishing Corporation, 1974), p.94</ref><ref>[https://www.rbth.com/defence/2016/03/14/lend-lease-how-american-supplies-aided-the-ussr-in-its-darkest-hour_575559 Lend-Lease: How American supplies aided the USSR in its darkest hour]</ref>., Lãnhông đạocho Liênrằng khoản [[Nikitaviện Khrushchev]]trợ vềLend-Lease sau viếtmột trongbước cuốnngoặt hồitrong Thế củachiến ông:2<ref name="''Đầusputniknews.com"/>.<ref>Albert tiên,L. tôiWeeks muốnThe nóiOther vềSide mộtof sốCoexistence: nhậnAn xétAnalysis of StalinRussian đãForeign đưaPolicy, ra(New York, lặpPittman điPublishing lặpCorporation, lại1974), nhiềup.94</ref>. lầnLãnh khiđạo chúngLiên tôi "tự[[Nikita doKhrushchev]] thảoviết luận"trong vớicuốn nhau.hồi Ôngký: ấy ["''Stalin] đã nói thẳng thừng rằng nếu Hoa Kỳ không giúp đỡ chúng ta [Liên Xô], chúng ta sẽ không thể giành được chiến thắng. Nếu chúng ta phải một mình chiến đấu với Đức Quốc xã, chúng ta đã không thể chống đỡ nổi sức mạnh của quân Đức, và chúng ta chắc chắn sẽ thua cuộc chiến tranh [...] Khi tôi lắng nghe những nhận xét này của ông ấy, tôi đã hoàn toàn đồng ý với ông ấy, và đến ngày hôm nay tôi thậm chí còn đồng ý hơn thế nữa.''"<ref>{{Cite book|title=Memoirs of Nikita Khrushchev: Commissar, 1918-1945, Volume 1|last=Khrushchev|first=Nikita|publisher=Pennsylvania State Univ Pr|others=Sergei Khrushchev|year=2005|isbn=978-0271058535|location=|pages=675–676}}</ref>. Theo nhà sử học Nga Boris Vadimovich Sokolov, người đã từng có 30 năm sống dưới thời [[Xô viết]], Lend-Lease đã đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định trong chiến thắng của Hồng quân: "''nếu không có những chuyến hàng của phương Tây theo chương trình viện trợ Lend-Lease, Liên bang Xô viết không những không thể chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ thậm chí còn không thể chống lại quân xâm lược Đức, họ không thể sản xuất đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự hoặc cung cấp đủ nhiên liệu và đạn dược cho binh lính. Giới lãnh đạo Xô viết đã nhận thức rõ được sự phụ thuộc của họ vào Lend-Lease.''"<ref name="Weeks 2004 9"/>
 
Trong cuộc chiến tranh, chính phủ Liên Xô đã cố gắng hạ thấp vai trò của các khoản viện trợ nước ngoài, điều này khiến Đại sứ Mỹ tại Liên Xô lúc đó là William Standley tức giận: "''Có vẻ như chính phủ Nga muốn che giấu đi sự thật rằng họ đang nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Rõ ràng là họ muốn người dân tin rằng Hồng quân đang chiến đấu một mình trong cuộc chiến này''". Cơ quan kiểm duyệt của Nga sau đó đã cho phép phát biểu này của Standley được đăng lên các tờ báo trong cả nước.<ref name="gazeta.ru">[https://www.gazeta.ru/science/2016/03/11_a_8115965.shtml?updated Lend-Lease: How American supplies aided the USSR in its darkest hour]</ref>.
 
Một số sử gia khác thì dung hòa 2 quan điểm trên, theo đó "lend - lease" không phải là quan trọng sống còn với Liên Xô, nhưng cũng không phải là vô ích. Một số sử gia như M. Harison tin rằng nếu không có "lend - lease", Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng, bởi thực tế hầu hết vũ khí của Liên Xô là do họ tự sản xuất (vũ khí "lend - lease" chỉ chiếm khoảng 4% số vũ khí mà Liên Xô sử dụng), tuy nhiên chiến thắng của Liên Xô sẽ đến chậm hơn vài tháng (là quãng thời gian để sản xuất thêm 4% số vũ khí đó). Ngược lại, nếu không có sự tham gia của Liên Xô (chống đỡ 70% lực lượng Đức và chư hầu) thì các nước Đồng Minh còn lại cũng sẽ rất khó có thể đánh bại được khối Phát xít ở châu Âu<ref>M. Harrison (1993). The Soviet Economy and relation to the United States and Britain, 1941-1945. Department of Economics. P47</ref>. Theo nhà sử học [[David M. Glantz]], nếu không có Lend-Lease thì nền kinh tế Liên Xô sẽ phải chịu gánh nặng nhiều hơn, nhưng cuối cùng Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng nhờ ưu thế về quy mô công nghiệp, tài nguyên và dân số vựot trội so với phe Đức: ''"Nếu phe Đồng Minh phương Tây không cung cấp các thiết bị và đổ bộ lên tây bắc Châu Âu, Stalin và các sĩ quan của ông có thể phải mất thêm từ 12 đến 18 tháng để chấm dứt chế độ phát xít. Kết quả có lẽ sẽ vẫn như vậy, trừ việc quân Liên Xô sẽ tiến đến vùng Đại Tây Dương của Pháp thay vì gặp phe Đồng Minh tại sông Elbe"''.<ref>[https://viettimes.vn/lendlease-cuu-nhieu-mang-nguoi-nhung-khong-danh-bai-phat-xit-duc-352370.html Lend-Lease cứu nhiều mạng người nhưng không đánh bại phát xít Đức]</ref>

Chuyên gia quân sự Nga Andrey Chaplygin tin rằng Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng trong cuộc thế chiến dù không có lend - lease, nhưng chương trình này cũng giúp Liên Xô giảm thiểu tổn thất trên con đường đi đến Chiến thắng. Còn đối với Mỹ thì lend-lease trước hết, như chính Tổng thống Mỹ [[Franklin D. Roosevelt]] đã từng nói: ''“Đó là một khoản đầu tư sinh lời”''<ref>http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/su-that-my-da-giup-lien-xo-nhu-the-nao-3311777/?paged=4</ref>.
 
Một chuyên gia Nga đã nói: ''"Chúng ta đã hy sinh hàng triệu người (để góp phần cho chiến thắng của Đồng Minh), và họ (Mỹ) muốn chúng ta phải cúi rạp trước mặt họ chỉ vì họ gửi thịt đóng hộp cho chúng ta sao. Một kẻ thực dụng có bao giờ làm bất cứ điều gì mà không đem lại lợi ích cho ông ta? Đừng nói với tôi rằng Lend - lease là một khoản tiền từ thiện"''. Sau chiến tranh, Mỹ đã yêu cầu Liên Xô trả khoản nợ 1,3 tỷ USD còn lại từ chương trình Lend-Lease, nhưng chính phủ Liên Xô cho biết họ chỉ có thể trả 170 triệu USD. Chính phủ Hoa Kỳ không chấp nhận điều kiện này, dẫn đến các cuộc đàm phán vào năm 1972 và kết quả đã đi tới một thỏa thuận giữa 2 nước, theo đó Liên Xô có nghĩa vụ phải trả đủ 722 triệu USD cho Mỹ cho đến năm 2001. Năm 1990, Mỹ và Liên Xô trở lại đàm phán. Hai bên đã đi đến quyết định rằng đến năm 2030, Liên Xô sẽ trả đủ cho Mỹ khoản tiền là 674 triệu USD. Tuy vậy chỉ 1 năm sau, Liên Xô sụp đổ. Vào năm 1993, chính phủ Nga đã tuyên bố họ sẽ kế thừa các khoản nợ của Liên Xô và sẽ sớm thanh toán khoản nợ cho tất cả số hàng hóa mà Liên Xô đã nhận được theo dự luật Lend-Lease.<ref name="gazeta.ru"/>.