Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 502:
[[Will Durant]] thì khen ngợi chế độ giáo dục đạo đức sĩ phu mà Khổng Tử chủ trương. Ông viết: ''"Một xã hội mà nghĩ rằng phải thử dùng vào việc trị nước những người được đào tạo bằng triết học và cổ điển học, nội điều đó cũng đáng phục rồi. Chế độ ấy và tất cả nền văn minh làm cơ bản cho nó ngày nay bị lật đổ, tiêu diệt vì sức mạnh khốc liệt của sự tiến triển và của lịch sử, điều đó đáng kể là một tai họa cho nhân loại... giá [[Platon]] biết được chế độ đó chắc phải thích lắm."''<ref>Sử Trung Quốc. Nguyễn Hiến Lê. Chương 3</ref>
 
===HiệnTrong thời đại hiện nay===
Nhiều học giả trên khắp thế giới đã nghiên cứu về nững ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Nho giáo đối với thời đại hiện nay, tập trung ở 3 mặt như<ref>Ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Bùi Quốc Hưng. Luận án tiến sỹ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2019</ref>:
*Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh văn hóa, đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ từ gia đình đến nhà trường, xã hội tại nhiều quốc gia đang xuống cấp nghiêm trọng, trào lưu sùng bái đồng tiền làm đảo lộn các giá trị đạo đức, việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên bị buông lỏng.
*Tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng chính quyền. Nho giáo chủ trương rằng ''“dân là gốc của nước, gốc có bền thì nước mới yên”'', nhà nước muốn vứng mạnh thì phải ''"dưỡng dân, phú dân, giáo dân"'', làm cho dân tín nhiệm, coi trọng lòng dân; khi cai trị phải kết hợp nêu gương đạo đức với sử dụng pháp luật. Ngày nay, đây vẫn là một chủ trương, đường lối trị quốc toàn diện, hợp lý.