Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 498:
Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc ([[Mông Cổ]], [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]]...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và giàu phẩm chất [[đạo đức]].
 
Nho giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng. Nhờ Nho giáo trong thời Trung cổ, Trung Quốc đã đạt đến một trình độ văn minh hàng đầu thế giới, hơn hẳn phương Tây khi đó đang chìm trong "đêm trường Trung cổ". Phương Tây chỉ vượt qua Trung Quốc khi xuất hiện các phong trào tri thức như Phục hưng, Khai sáng và cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng tri thức do các phong trào này tìm ra. Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng [[giáo dục]]. Khi [[nhà Hán]] lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ ''"Dựng nước an dân, giáo dục làm đầu"''. - ''"Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"'', hoàn toàn dùng giáo dục. Do vậy Trung HoaQuốc trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, có những thời kỳ chiến loạn dài cả trăm năm hoặc bị xâm chiếm bởi [[Đế quốc Mông Cổ]], nhưng đất nước của họnền vẫnvăn khôngminh hềTrung lụnHoa vẫn trường bạitồn, trong khi các đế chế khác như [[Đế quốc La Mã|La Mã]], [[Iran|Ba Tư]], [[Byzantine]], [[Otoman]]... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũngđều khen ngợi. Không phải chính trị, không phảihoặc vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính [[Văn hiến học|văn hiến]] của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền [[Văn hiến học|văn hiến]] đó, công đầu thuộc về Nho giáo.
 
[[Will Durant]] thì khen ngợi chế độ giáo dục đạo đức sĩ phu mà Khổng Tử chủ trương. Ông viết: ''"Một xã hội mà nghĩ rằng phải thử dùng vào việc trị nước những người được đào tạo bằng triết học và cổ điển học, nội điều đó cũng đáng phục rồi. Chế độ ấy và tất cả nền văn minh làm cơ bản cho nó ngày nay bị lật đổ, tiêu diệt vì sức mạnh khốc liệt của sự tiến triển và của lịch sử, điều đó đáng kể là một tai họa cho nhân loại... giá [[Platon]] biết được chế độ đó chắc phải thích lắm."''<ref>Sử Trung Quốc. Nguyễn Hiến Lê. Chương 3</ref>