Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 89:
 
=== Tổ chức xã hội ===
Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố Quốc gia - Gia đình - Cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. Sách Đại học viết về 8 bước tu dưỡng của thánh nhân:
{{cquote|''"Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"''}}
 
Nghĩa là:
*Muốn khắp thiên hạ thái bình yên ổn (bình thiên hạ), trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình (trị quốc).
*Muốn lãnh đạo tốt nước mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia).
*Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng tốt đạo đức bản thân mình (tu thân).
*Muốn tu dưỡng tốt đạo đức bản thân mình, trước hết phải rèn sự ngay thẳng (chính tâm).
*Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng, trước hết phải có ý nghĩ thành thật (thành ý)
*Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn (trí tri).
*Muốn nhận thức đúng đắn thì nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được nguyên lý của sự vật hiện tượng (cách vật)
 
{{cquote|''Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Người trong gia đình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao có thể giáo dục được người khác... Một nhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn... Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không hợp với đạo trung thứ thì sao có thể giáo dục được người khác làm theo đạo trung thứ. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình.''<ref>Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 27-29</ref>}}