Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận thành Gia Định, 1859”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 22:
Với mong muốn đánh chiếm nhanh [[Đà Nẵng]], rồi sẽ "giáng cho [[Huế]] một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam; nhưng ý đồ của Liên quân [[Đế chế thứ hai|Pháp]] và [[Tây Ban Nha]] đã không thể thực hiện được, vì vấp phải sự kháng cự của quân và dân nước ấy.
 
Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly (gọi tắt là De GenouillyGelly)<ref>Charles Rigault de Genouilly sinh ngày [[12 tháng 4]] năm [[1807]] ở Rochefort, được phong hàm Đại úy hải quân năm [[1834]], Đại tá năm [[1848]], Chuẩn Đô đốc năm [[1854]], Phó Đô đốc năm [[1858]] (theo ''Hỏi đáp lịch sử, tập 4'', tr. 13).</ref> buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người)<ref>Sách ''Gia Định xưa'' (tr. 96) ghi là 2.176 quân.</ref> và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm [[Gia Định]].
 
Mặc dù được giáo sĩ Pellerin khuyên nên đem quân ra chiếm [[Bắc Kỳ]], vì ở đó có giáo sĩ và giáo dân [[Thiên Chúa giáo]], và những người tôn phù [[nhà Lê sơ|nhà Lê]] nổi lên góp sức, nhưng sau khi cân nhắc, tướng De Genouilly không tán thành.<ref>Xem thêm phần phân tích vì sao tướng De Genouilly không tấn công ra Bắc của Phạm Văn Sơn, ''Việt sử tân biên'', quyển V, tập thượng, Sài Gòn, tr. 76-79.</ref>. Theo thư ngày [[29 tháng 1]] năm [[1859]] của viên tướng này gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp ở [[Paris]], thì ''"[[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc. [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] lại là một vựa thóc. Nhân dân và binh lính ở [[kinh thành Huế]] sống một phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế. Chúng tôi quyết chặn thóc gạo đó lại..."''<ref>Trích nguyên văn tiếng Pháp: ''"...C'est parce que je crois fermement au succès de l'expédition sur Saigon que je vais me porter sur cette ville. Saigon est un fleuve accessible à nos corvettes de guerre et à nos transports. Les troupes, en débarquant, seraient sur le point d'attaque; elles n'auraient donc ni marches à fournir ni vivres à porter. Cette opération est tout à fait dans la mesure de leur force physique. Je ne sais si Saigon sera mal ou bien défendu, tant les rapports des missionnaires au suiet de cette place sont confus et contradictoires. J'ai à bon droit d'ailleurs perdu toute confiance dans leurs dires. Mais, quoi qu'il en soit, Saigon est l'entrepôt des riz qui nourrissent en partie Hue et l'armée annamite et qui doivent remonter vers le Nord; au mois de mars nous arrêterons ces riz. Le coup porté à Saigon prouvera, d'ailleurs, au Gouvernment annamite que, tout en gardant Tourane, nous soomes capables d'une opération extérieure, l'humiliera dans son orgueil vis-à-vis des Rois de Siam et du Cambodge, ses voisins, qui le détestent et qui ne seraient pas fâchés de trouver l'occasion de reprendre ce qui leur a été pris."''</ref>