Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 33:
[[Tập tin:Raft of Méduse-Alexandre Corréard-IMG 4788-cropped.JPG|nhỏ|upright|Phác họa ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' tại thời điểm các thủy thủ được cứu sống<ref name="Darcy">Grigsby, Darcy Grimaldo. ''Extremities: Painting Empire in Post-Revolutionary France''. NXB Đại học Yale, 2002. 177. ISBN 0-300-08887-6</ref>]]
 
Trong nỗ lực để đến đích trước, ''Méduse'' đã bỏ xa các tàu khác, nhưng do khả năng định vị kém, nó bị trôi chệch hướng {{convert|100|mi|km|0}} với hạm đội của mình. Thế rồi tai họa xảy ra, ngày 2 tháng 7, nó bị mắc cạn trên bãi cát ngoài khơi bờ biển Tây Phi, gần [[Mauritanie]] ngày nay. ''Méduse'' tuy không bị vỡ, chỉ mắc kẹt, nhưng rất khó để kéo cả con tàu ra khỏi một dãy đá ngầm, nó từ từ chìm xuống. Mọi người đổ lỗi cho De Chaumereys, một người thiếu khả năng cũng như kinh nghiệm, một kẻ lưu vong (''émigré'') nhưng lại được phong tước.<ref name="Darcy"/><ref name="Eitner">Trapp, Frank Anderson. "Gericault's 'Raft of the Medusa', by Lorenz Eitner. ''The Art Bulletin'', Volume 58 No 1, March, 1976. 134–37</ref><ref name="Eitner2">Eitner, 191–192</ref> Nhiều người đã thử đẩy con tàu ra khỏi dãy đá ngầm, nhưng đều thất bại. De Chaumereys quyết định rời bỏ con tàu. Ông ta tập hợp những người tin cẩn để thảo luận phương án cấp cứu, tất nhiên thuỷ thủ không được mời tham dự. Nhiều người đã tỏ ra lo ngại nếu đi {{convert|60|mi|km|0}} tới bờ biển phía tây châu Phi cùng sáu chiếc thuyền con của ''Méduse''. Mặc dù Méduse chở tới 400 người, bao gồm 160 thành viên thủy thủ đoàn, nhưng số thuyền hiện có chỉ có thể chở được 250 người. De Chaumereys nêu khó khăn rằng số thuyền cấp cứu không đủ để chở tất cả vào đất liền, Schmaltz lập tức đưa ra "sáng kiến": làm một chiếc bè để chở thuỷ thủ vào đất liền,<ref>{{cite booksfnp|first=Charles|last=Lavauzelle|page1986|p=30|title=Les Troupes de Marine 1622–1984|ISBN=2-7025-0142-7}}</ref> ưu tiên dành thuyền cấp cứu cho những hành khách "quan trọng", và những thuyền này sẽ kéo chiếc bè vào bờ an toàn. Phần còn lại gồm ít nhất 146 đàn ông và một phụ nữ được chất đống vào một chiếc bè tạm bợ.<ref>Borias, 2:19</ref> Ít người hơn trên một chiếc thuyền cấp cứu có nghĩa là khẩu phần ăn cho mỗi người trên con thuyền đó sẽ lớn hơn, đó là cách tính toán của đám người "quan chức quyền quý". Cuối cùng thì những chiếc thuyền cấp cứu cũng bắt đầu giương buồm lướt sóng chạy vào bờ, kéo theo chiếc bè. Toàn chiếc bè chỉ có duy nhất một túi bánh bích quy để ăn (nhưng đã dùng hết ngay trong ngày đầu tiên), hai thùng nước ngọt (bị rơi mất xuống biển trong khi gây lộn) và một vài thùng rượu.<ref>Savigny & Corréard, 59–60, 76, 105</ref>
 
Sau 13 ngày lênh đênh trên biển, ngày 17 tháng 7 năm 1816, bè được chiến thuyền ''Argus'' giải cứu, nhưng trên thực tế con tàu này không hề có ý định tìm kiếm chiếc bè này.<ref name="Darcy" /><ref>Miles, Jonathan. "[http://entertainment.timesonline.co.uk/tol/arts_and_entertainment/visual_arts/article1543209.ece Death and the masterpiece]". ''[[The Times]]'', ngày 24 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.</ref> Đến thời điểm này chỉ còn có 15 người còn sống, những người khác đã bị giết, bị ném xuống biển bởi đồng đội của họ hoặc bị chết đói, hoặc tự gieo mình vào biển trong tuyệt vọng.<ref group="Ghi chú">Bốn hoặc năm người sống sót đã chết sau khi được thủy thủ đoàn của ''Argus'' cứu sống.</ref> Sự kiện này đã trở thành một trong những vụ bê bối lớn nhất cho chế độ quân chủ Bourbon, chỉ mới được [[Bourbon phục hoàng|khôi phục quyền lực]] gần đây sau khi Napoléon bại trận năm 1815.<ref name="Brandt">Brandt, Anthony. "Swept Away: When Gericault Painted the Raft of the Medusa, He Immersed Himself in His Subject's Horrors". ''American Scholar'', Thu 2007.</ref><ref group="Ghi chú">Những chiếc thuyền khác tách biệt ra khỏi đoàn và mặc dù cuối cùng đã đến đảo St. Louis ở Sénégal, một số người đã cuốn xa dọc theo bờ biển và chết vì đói và nhiệt độ quá cao. Trong số 17 người vẫn ở lại trên '' Méduse '' chỉ có 3 người còn sống khi được người Anh cứu thoát 42 ngày sau đó.</ref>
 
== Mô tả ==
''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' miêu tả khoảng thời gian 13 ngày sau khi chiếc bè bị trôi dạt, khoảng thời gian 15 người sống sót đang cố gắng kêu cứu một con tàu ở đằng xa trong tuyệt vọng. Theo đánh giá của một người Anh thời kỳ đó, bức tranh mô tả thời điểm mà chiếc bè sắp biến thành "tàn tích".<ref name="Christine">Riding (February 2003)</ref> Tác phẩm được thực hiện với một kích thước đồ sộ, 491 × 716&nbsp;cm (193.3 × 282.3&nbsp;in), và vì thế nó mô tả toàn cảnh một cách rất thực, các nhân vật trong tranh đều có kích thước gần như thực tế,<ref name="Boime142">{{harvnb|Boime, trang |2004|p=142}}</ref> và những nhân vật ở tiền cảnh thì có kích thước gần gấp đôi ngoài đời thường. Khoảng cách xa gần được thể hiện rất rõ trong bức tranh, chính điều này đã tác động rất nhiều đến cảm xúc của người xem, khiến họ hoà mình vào bức tranh như thể chính họ đang nhìn tận cảnh.<!-- dịch sát nghĩa là: những người được lôi kéo vào hành động thể chất như là một người tham gia. --> <ref name=banham>Banham, Joanna. "[http://www.tes.co.uk/article.aspx?storycode=375817 "Shipwreck!"]". ''[[Times Educational Supplement]]'', ngày 21 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.</ref>
 
[[File:Théodore Géricault "The raft of the Medusa".jpg|thumb|Chi tiết từ góc dưới bên trái của bức tranh cho thấy hai nhân vật đã chết.]]
Qua những gì được thể hiện trong bức tranh – cách mà chiếc bè cưỡi những con sóng, trong khi những con người trên tàu đã tỏ rõ nỗi đau đớn, tuyệt vọng – ta có thể thấy, chiếc bè tạm bợ không còn đủ khả năng chịu được sóng gió nữa. Một ông già đang cố giữ xác chết của con trai trên đầu gối, một giọt nước mắt lăn trên má trong sự tuyệt vọng, thất bại. Một vài xác chết được tác giả thể hiện ở tiền cảnh, ở ngoài rìa của chiếc bè, đang chờ đợi những con sóng lớn cuốn họ trôi khỏi chiếc bè. Người đàn ông ở giữa đã chỉ người khác xem một tàu cứu hộ; và bên cạnh đó, một thủy thủ đoàn gốc Phi, Jean Charles,<ref>{{harvnb|Hagen & |Hagen, trang |2007|p=378}}</ref> đang đứng trên một thùng rỗng gỗ và đang cố gắng vẫy khăn trong vô vọng để gây sự chú ý cho con tàu kia. Qua cảnh tượng này, tác giả chỉ ra rằng, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi có hy vọng, dù chỉ là một hy vọng mong manh – con người không thể tiếp tục sống khi tuyệt vọng.<ref>{{harvnb|Muther, trang |2010|p=224}}</ref>
 
Các phần của bức tranh được cấu tạo dựa trên hai cấu trúc hình kim tự tháp. Chu vi cột buồm lớn ở bên trái tạo nên cấu trúc hình kim tự tháp thứ nhất. Nhóm người chết nằm ngang và người đang hấp hối ở tiền cảnh tạo nên nền móng để những người sống sót có thể đứng lên, đưa cảm xúc lên tới cao trào, nơi mà nhân vật trung tâm vẫy tay ra hiệu cho một chiếc tàu cứu hộ trong tuyệt vọng.
 
[[File:Radeau meduse structure.jpg|thumb|left|Sơ đồ thể hiện phác thảo của hai cấu trúc hình kim tự tháp tạo thành nền tảng của tác phẩm. Vị trí của chiếc '' Argus ''được đánh dấu chấm vàng.]]
Sự chú ý của người thưởng tranh trước tiên sẽ được đưa về trung tâm của tấm bạt, tiếp đến là theo luồng hướng của thân xác người sống sót, nhìn từ phía sau và rồi vuốt về phía bên phải.<ref name="Boime142" /> Theo nhà sử học nghệ thuật Justin Wintle thì "có một sự chuyển động chéo nằm ngang [dẫn đưa] chúng ta từ những xác chết ở phía dưới bên trái đến những người sống sót ở trên đỉnh."<ref name="Wintle246">{{harvnb|Wintle, |2001|p=246}}</ref> Hai đường chéo khác được sử dụng để làm tăng độ căng thẳng cho bức tranh. Một đường chạy theo cột buồm và những trang thiết bị của nó, hướng mắt người xem đến một cơn sóng đang tiếp cận, đe doạ nhấn chìm chiếc bè, trong khi đường thứ hai, bao gồm những nhân vật đang vẫy tay, đưa ánh mắt người xem hướng đến hình bóng của chiếc ''Argus'' ở chân trời, chiếc tàu cuối cùng sẽ giải cứu những người sống sót.<ref name="Louvre" />
 
Bảng màu (Pallet) của Géricault bao gồm màu da xanh xao, và màu sắc âm u của quần áo của những người sống sót, biển và mây.<ref name="Wilkin">[[Karen Wilkin|Wilkin, Karen]]. "Romanticism at the Met". ''[[The New Criterion]]'', Quyển 22, Issue 4, Tháng 12 2003. 37</ref> Nhìn chung, bức tranh trông tối tăm và phần lớn đều nhờ vào việc sử dụng tông màu tối, bột màu chủ yếu là màu nâu, một pallet mà Géricault tin là có hiệu quả trong việc diễn tả bi kịch và đau đớn.<ref name="Miles, 180">{{harvnb|Miles, |2007|p=180}}</ref> Ánh sáng trong bức tranh được mô tả là mang phong cách [[Caravaggio]] ("Caravaggesque"),<ref name="Nov85">{{harvnb|Novotny, |1995|p=85}}</ref> cũng như các họa sĩ người Ý thường gắn liền với ''tenebroso'' ("u ám") – một cách ứng dụng sự tương phản giữa tối và sáng có phần hơi quá. Có lẽ Géricault không thể hiện mối quan tâm đến khung cảnh biển, sử dụng màu xanh lục sẫm thay vì màu xanh lam nhằm tạo sự tương phản với tông màu của chiếc bè cũng như các nhân vật trong tranh.<ref name="M226">{{harvnb|Muther, 225–26|2010|p=225-226}}</ref>
 
== Thực hiện ==
=== Nghiên cứu và chuẩn bị ===
[[File:Medusa study 1.jpg|thumb|''Bản nghiên cứu "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse"'' của Géricault, bút và mực màu nâu, 17.6&nbsp;cm × 24.5&nbsp;cm, [[Palais des Beaux-Arts de Lille|Bảo tàng Mỹ thuật]], [[Lille]], Pháp]]
Géricault đã bị quyến rũ bởi những tường thuật về vụ đắm tàu năm 1816 được công bố rộng rãi và nhận ra rằng mô tả về sự kiện này có thể là cơ hội để ông khẳng định danh tiếng của mình với tư cách là một họa sĩ.<ref name="M169">{{harvnb|Miles, |2007|p=169}}</ref> Sau khi quyết định theo đuổi, ông đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trước khi bắt đầu cầm bút vẽ. Đầu năm 1818, ông gặp hai người sống sót: Henri Savigny, bác sĩ phẫu thuật và [[Alexandre Corréard]], một kỹ sư của [[ParisTech#Cơ cấu|École nationale supérieure d'arts et métiers]] (Trường kỹ nghệ quốc gia Pháp). Những mô tả xúc động về những trải nghiệm của họ đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phong thái của bức tranh cuối cùng.<ref name="Christine"/> Theo nhà sử học nghệ thuật Georges-Antoine Borias, "Géricault đã lập xưởng vẽ của mình đối diện bệnh viện Beaujon. Và chính tại nơi đây, một sự suy sụp ảm đạm đã được khởi đầu. Đằng sau những cánh cửa bị khóa, ông ta ném mình vào công việc. Không ai ngăn ông. Người ta sợ ông và lánh xa ông."<ref>Borias, 11:38</ref>
 
Những chuyến đi trước đây đã giúp Géricault hiểu thế nào là nạn nhân của bệnh điên và [[bệnh dịch hạch]].<ref name="Eitner" /> Trong khi nghiên cứu ''Méduse'', những nỗ lực của ông để tạo nên một bức tranh đúng với lịch sử và thực tế đã dẫn tới sự ám ảnh về những [[co cứng tử thi|tử thi bị co cứng]]. Để đạt được kết quả xác thực nhất về xác thịt của người chết,<ref name="Louvre" /> ông đã phác hoạ những xác chết trong nhà xác của bệnh viện Beaujon, nghiên cứu khuôn mặt của những bệnh nhân sắp chết ở bệnh viện,<ref name=christiansen/> đem chân tay bị cắt đứt đến xưởng vẽ để nghiên cứu sự [[Phân hủy|phân hủy]],<ref name="M169"/><ref>''[[:File:Anatomical Pieces.JPG|Anatomical Pieces]]'', an unusual still-life which Géricault produced in 1818–1819, shows some of these dismembered limbs.</ref> hay mượn một thủ cấp đã bị cắt đứt từ một nhà thương điên và đặt nó trên mái nhà của ông trong vòng 14 ngày.<ref name=christiansen/>
Dòng 65:
Trong số những cảnh mà ông đã cân nhắc là cuộc nổi loạn chống lại các sĩ quan từ ngày thứ hai trên bè, hay [[ăn thịt đồng loại|việc người trên bè ăn thịt lẫn nhau]] đã xảy ra chỉ sau vài ngày và cuộc cứu hộ.<ref name="R77">Riding (tháng 6 năm 2003), 75–77</ref> Tuy nhiên, cuối cùng Géricault đã chọn thời điểm, mà theo như lời được kể lại bởi một trong những người sống sót, khi họ nhìn thấy chiếc tàu cứu hộ ''Argus'' trên đường chân trời—có thể nhìn thấy ở phía trên bên phải của bức tranh—mà họ cố gắng để báo hiệu. Tuy nhiên, con tàu đã thẳng buồm đi qua. Theo những lời của một trong số những thuyền viên còn sống sót, "từ niềm vui mê sảng, chúng tôi đã rơi vào sự chán nản và nỗi buồn sâu thẳm."<ref name="R77" />
 
Đối với những người có kinh nghiệm về thảm kịch, cảnh này sẽ được hiểu là bao gồm hậu quả của việc từ bỏ thuỷ thủ đoàn, tập trung vào thời điểm mà mọi hy vọng dường như đã biến mất<ref name="R77" />— và chiếc ''Argus'' đã xuất hiện hai giờ sau đó và giải cứu những người còn lại.<ref>Eitner, Lorenz. ''19th Century European Painting: David to Cézanne'', 191–192, Westview Press, 2002. {{ISBNharvnb|0-8133-6570Eitner|2002|p=191-8192}}.</ref>
 
Tác giả [[Rupert Christiansen]] chỉ ra rằng bức tranh mô tả nhiều nhân vật hơn thực tế vào thời điểm chiếc bè được cứu – bao gồm cả những xác chết mà những người cứu hộ không ghi lại. Thay vì buổi sáng đầy nắng và sóng yên biển lặng như những gì được ghi chép lại vào ngày giải cứu, Géricault đã miêu tả một cơn bão đang dồn tới, biển động và tối để làm tăng cảm giác u ám.<ref name=christiansen/>
Dòng 72:
Géricault đã quyết định đi tu sau khi buộc phải phá vỡ một cuộc tình đầy đau đớn với dì của mình. Từ tháng 11 năm 1818 đến tháng 7 năm 1819, ông đã sống một cuộc sống kỷ luật như trong tu viện tại xưởng vẽ của mình ở [[Faubourg du Roule]]. Bữa ăn được người giúp việc của ông chuẩn bị và chỉ thỉnh thoảng, ông mới chi tiêu cho một buổi tối ở ngoài.<ref name=christiansen/> Ông và người trợ lý 18 tuổi Louis-Alexis Jamar ngủ trong một căn phòng nhỏ cạnh xưởng vẽ. Thi thoảng, hai người có cãi cọ lẫn nhau và trong một lần, Jamar đã bỏ đi. Sau hai ngày, Géricault đã có thể thuyết phục anh ta trở lại. Trong xưởng vẽ ngăn nắp trật tự của ông, vị họa sĩ đã làm việc một cách có hệ thống trong sự yên tĩnh tuyệt đối và nhận ra rằng ngay cả những tiếng ồn của [[chuột]] cũng đã đủ để phá vỡ sự tập trung của ông.<ref name=christiansen/>
[[File:Théodore Géricault - Le Radeau de la Méduse esquisse (salon de 1819).jpg|thumb|left|''Nghiên cứu'' (kh. 1818–1819), 38&nbsp;cm × 46&nbsp;cm, [[Louvre]]. Bức vẽ dầu chuẩn bị này mô tả gần chính xác vị trí của các nhân vật trong tác phẩm cuối cùng.]]
Ông đã sử dụng bạn bè của mình làm người mẫu, đáng chú ý nhất là họa sĩ nổi tiếng [[Eugène Delacroix]] (1798–1863), người mẫu cho nhân vật ở tiền cảnh với mặt quay xuống và một cánh tay mở ra. Hai trong số những người sống sót đã được thể hiện bằng bóng tối dưới chân cột buồm;<ref name="Hagen & Hagen, 376">{{harvnb|Hagen, Rose-Marie & |Hagen, Rainer. What Great Paintings Say. Vol. 1. Taschen, |2007 (25th ed.). 374–7. ISBN 3-8228-4790-9.|p=376}}</ref> Ba nhân vật được vẽ từ nguyên mẫu người thật, đó là ba người đã may mắn sống sót Corréard, Savigny và Lavillette. Jamar đã khỏa thân để tạo dáng cho nhân vật trạc tuổi thanh thiếu niên đã chết, trườn xuống biển ở tiền cảnh và đồng thời cũng là người mẫu cho hai nhân vật khác.<ref name=christiansen/>
 
Theo Hubert Wellington, Delacroix – người sẽ trở thành đầu tàu của [[chủ nghĩa Lãng mạn]] Pháp sau cái chết của Géricault – đã viết rằng; "Géricault đã cho phép tôi thưởng thức ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' của anh ấy khi anh ấy vẫn đang thực hiện nó. Nó để lại ấn tượng rất mạnh với tôi và khi tôi rời xưởng vẽ [của Géricault], tôi bắt đầu chạy như một thằng điên và không dừng lại cho đến khi tôi về đến phòng của mình."<ref name="delacroix1863">{{cite book|editor-last=Piron|editor-first=E. A.|date=1865|url=https://archive.org/details/eugenedelacroixs00dela|title=Eugène Delacroix, sa vie et ses oeuvres|location=Paris|publisher=J. Claye|oclc=680871496|via=the Internet Archive|page=[https://archive.org/details/eugenedelacroixs00dela/page/61/mode/1up 61]|quote='...Il me permit d'aller voir sa Méduse pendant qu'il l'exécutait dans un atelier bizarre qu'il avait près des Ternes. L'impression que j'en reçus fut si vive, qu'en sortant je revins toujours courant et comme un fou jusqu'à la rue de la Planche ou j'habitais alors.'}}</ref><ref name=Delacroix1923>{{cite book|last=Delacroix|first=Eugène|editor-last=|title=Oeuvres littéraires. II. Essais sur les artistes célèbres|url=https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56597765|location=Paris|publisher=G. Crès et cie|date=1923|page=[https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56597765/f256.image 233]|via=Gallica}}</ref><ref name="Wellingtonxi">{{harvnb|Wellington|1980|p=xi}}.</ref><ref>{{harvnb|Miles, 175–76|2007|p=175-176}}</ref>
 
Géricault đã sử dụng những chiếc cọ nhỏ và dầu nhớt, cho phép ít thời gian để sửa lại và sẽ khô ráo vào sáng hôm sau. Ông cất giữ màu sắc ở cách xa nhau: Bảng màu của ông bao gồm [[Đỏ son|màu đỏ son]], [[trắng]], màu vàng naples, hai loại màu đất son vàng khác nhau, hai loại đất son đỏ, [[xienna nguyên thủy]], màu đỏ nhạt, xienna cháy, [[đỏ yên chi]], [[xanh Phổ]], đen đào, [[Than xương|đen ngà]], đất Cassel và [[bitum]].<ref name=christiansen/> Bitum có vẻ ngoài bóng mượt, láng khi được vẽ lên lần đầu tiên, nhưng sau một khoảng thời gian, nó lại chuyển màu sang màu đen. Khi đó, nó co rúm lại, tạo thành một bề mặt nhăn nheo, không thể cải tạo. Do đó, thông tin chi tiết trên một bề mặt lớn của tác phẩm khó có thể nhận ra ngày nay.<ref name=banham/>
Dòng 94:
Mặc dù những con người được miêu tả trên chiếc bè đã trải qua 13 ngày lệnh đênh trên biển, phải hứng chịu đói khát, bệnh tật và phải ăn thịt người, Géricault bày tỏ sự tôn kính đối với trường phái anh hùng trong hội họa và miêu tả những nhân vật trong tác phẩm của mình với cơ bắp lực lưỡng. Theo nhà sử học nghệ thuật Richard Muther, tác phẩm vẫn chứa đựng nhiều yếu tố của [[Cổ điển|chủ nghĩa cổ điển]]. Việc phần lớn các nhân vật trong tranh đều gần như khỏa thân, ông cho rằng là nảy sinh từ mong muốn tránh những trang phục "thiếu sinh động" của tác giả. Muther nhận xét rằng "vẫn còn một cái gì đó không thực tế trong mỗi nhân vật này, họ dường như không bị suy sụp bởi cảnh thiếu thốn, bệnh tật và cuộc đấu tranh với cái chết".<ref name="M226" />
 
Ảnh hưởng của Jacques-Louis David có thể được nhìn thấy ở phạm vi của bức tranh, sự căng thẳng được khắc họa của các nhân vật và những cử chỉ được tôn lên trong một giây phút mang tính chất quan trọng – khi những nhân vật nhận thấy sự xuất hiện của con tàu đang tiến đến – đã được Géricault miêu tả.<ref name="Nov85">{{harvnb|Novotny, |1995|p=85}}</ref> Vào năm 1793, David cũng đã vẽ một sự kiện quan trọng đương thời với bức tranh ''[[Cái chết của Marat]]''. Bức tranh của ông đã có một tác động chính trị to lớn trong [[Cách mạng Pháp|thời kỳ cách mạng ở Pháp]] và nó là tiền lệ quan trọng cho Géricault quyết định vẽ một sự kiện vừa mới xảy ra. Học trò của David, [[Antoine-Jean Gros]] cũng giống như người thầy của mình, đều đại diện cho "sự cao cả của một trường phái gắn liền với một chính nghĩa đã mất".<ref>Brown & Blaney; in Noon, 49</ref> Nhưng trong một số tác phẩm nổi trội của mình, ông đã thể hiện Napoléon và những nhân vật đã chết hoặc vô danh với độ nổi bật như nhau.<ref name="R77" /><ref>Xem bài ''[[Napoléon trên chiến trường Eylau]]'' (1807) và ''[[Bonaparte thăm nạn nhân bệnh dịch hạch ở Jaffa]]'' (1804)</ref> Géricault có lẽ đã đặc biệt ấn tượng với bức tranh ''[[Bonaparte thăm viếng các bệnh nhân dịch hạch ở Jaffa]]'' được vẽ năm 1804 của Gros.<ref name="Eitner" />
 
[[File:Pierre-Paul Prud'hon - Justice and Divine Vengeance Pursuing Crime.JPG|thumb|alt=bức tranh màu u tối vẽ hai thiên thần có cánh đuổi theo người đàn ông chạy trốn khỏi một cơ thể trần trụi|[[Pierre-Paul Prud'hon]]. ''Công lý và Sự báo thù và thù hận theo đuổi tội ác'', 1808, 244&nbsp;cm × 294&nbsp;cm, [[J. Paul Getty Museum]], [[Getty Center]], Los Angeles. Sự đen tối và tử thi lõa thể nằm ngổn ngang đã gây ảnh hưởng đến bức tranh của Géricault.<ref name=gayford/>]]
Dòng 192:
* Grigsby, Darcy Grimaldo. ''Extremities: Painting Empire in Post-Revolutionary France, (một nghiên cứu về các tác phẩm của Girodet, Gros, Gericault, and Delacroix).'' NXB Đại học Yale, 2002. ISBN 0-300-08887-6
* {{chú thích |last1=Hagen|first1=Rose-Marie|last2=Hagen|first2=Rainer|title=What Great Paintings Say|date=2007|publisher=Taschen|isbn=978-3-8228-1372-0|pages=374-377|edition=25|url=https://books.google.de/books?id=OWe3lPyY_GIC&dq=What+Great+Paintings+Say&hl=vi&source=gbs_navlinks_s|language=en}}
* {{chú thích |last1=Lavauzelle|first1=Charles|title=Les Troupes de marine: 1622-1984|date=1986|publisher=|edition=Nouv. éd.|location=Paris|isbn=2-7025-0142-7|url=https://ccfr.bnf.fr/portailccfr/ark:/06871/00110362664|language=fr}}
* {{chú thích |last1=McKee|first1=Alexander|title=Wreck of the Medusa: The Tragic Story of the Death Raft|date=1985|publisher=Penguin|location=Luân Đôn|isbn=978-1-101-66683-8|url=https://books.google.de/books?id=XZcnDwAAQBAJ&dq=Wreck+of+the+Medusa,+The+Tragic+Story+of+the+Death+Raft&hl=vi&source=gbs_navlinks_s|language=en}}
* {{chú thích |last1=Miles|first1=Jonathan|title=The Wreck of the Medusa: The Most Famous Sea Disaster of the Nineteenth Century|date=2007|publisher=Atlantic Monthly Press|isbn=978-0-87113-959-7|url=https://books.google.de/books?id=DCaOMxnNBDEC&dq=The+Wreck+of+the+Medusa:+The+Most+Famous+Sea+Disaster+of+the+Nineteenth+Century&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwivj-iKsKzpAhUQFpoKHWUgDQkQ6AEIMzAB|language=en}}