Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
[[Tập tin:Raft of Méduse-Alexandre Corréard-IMG 4788-cropped.JPG|nhỏ|upright|Phác họa ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' tại thời điểm các thủy thủ được cứu sống<ref name="Darcy">{{harvnb|Grigsby|2002|p=177}}</ref>]]
 
Trong nỗ lực để đến đích trước, ''Méduse'' đã bỏ xa các tàu khác, nhưng do khả năng định vị kém, nó bị trôi chệch hướng {{convert|100|mi|km|0}} với hạm đội của mình. Thế rồi tai họa xảy ra, ngày 2 tháng 7, nó bị mắc cạn trên bãi cát ngoài khơi bờ biển Tây Phi, gần [[Mauritanie]] ngày nay. ''Méduse'' tuy không bị vỡ, chỉ mắc kẹt, nhưng rất khó để kéo cả con tàu ra khỏi một dãy đá ngầm, nó từ từ chìm xuống. Mọi người đổ lỗi cho De Chaumereys, một người thiếu khả năng cũng như kinh nghiệm, một kẻ lưu vong (''émigré'') nhưng lại được phong tước.<ref name="Darcy"/><ref name="Eitner">{{harvnb|Trapp|1976|p=134-37}}</ref><ref name="Eitner2">{{harvnb|Eitner|2002|p=191-192}}</ref> Nhiều người đã thử đẩy con tàu ra khỏi dãy đá ngầm, nhưng đều thất bại. De Chaumereys quyết định rời bỏ con tàu. Ông ta tập hợp những người tin cẩn để thảo luận phương án cấp cứu, tất nhiên thuỷ thủ không được mời tham dự. Nhiều người đã tỏ ra lo ngại nếu đi {{convert|60|mi|km|0}} tới bờ biển phía tây châu Phi cùng sáu chiếc thuyền con của ''Méduse''. Mặc dù Méduse chở tới 400 người, bao gồm 160 thành viên thủy thủ đoàn, nhưng số thuyền hiện có chỉ có thể chở được 250 người. De Chaumereys nêu khó khăn rằng số thuyền cấp cứu không đủ để chở tất cả vào đất liền, Schmaltz lập tức đưa ra "sáng kiến": làm một chiếc bè để chở thuỷ thủ vào đất liền,{{sfnp|Lavauzelle|1986|p=30}} ưu tiên dành thuyền cấp cứu cho những hành khách "quan trọng", và những thuyền này sẽ kéo chiếc bè vào bờ an toàn. Phần còn lại gồm ít nhất 146 đàn ông và một phụ nữ được chất đống vào một chiếc bè tạm bợ.<ref>{{harvcolnb|Borias, |1968|loc=2:19}}</ref> Ít người hơn trên một chiếc thuyền cấp cứu có nghĩa là khẩu phần ăn cho mỗi người trên con thuyền đó sẽ lớn hơn, đó là cách tính toán của đám người "quan chức quyền quý". Cuối cùng thì những chiếc thuyền cấp cứu cũng bắt đầu giương buồm lướt sóng chạy vào bờ, kéo theo chiếc bè. Toàn chiếc bè chỉ có duy nhất một túi bánh bích quy để ăn (nhưng đã dùng hết ngay trong ngày đầu tiên), hai thùng nước ngọt (bị rơi mất xuống biển trong khi gây lộn) và một vài thùng rượu.<ref>{{harvnb|Savigny|Corréard|1818|p=59–60, 76, 105}}</ref>
 
Sau 13 ngày lênh đênh trên biển, ngày 17 tháng 7 năm 1816, bè được chiến thuyền ''Argus'' giải cứu, nhưng trên thực tế con tàu này không hề có ý định tìm kiếm chiếc bè này.<ref name="Darcy" /><ref>Miles, Jonathan. "[http://entertainment.timesonline.co.uk/tol/arts_and_entertainment/visual_arts/article1543209.ece Death and the masterpiece]". ''[[The Times]]'', ngày 24 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.</ref> Đến thời điểm này chỉ còn có 15 người còn sống, những người khác đã bị giết, bị ném xuống biển bởi đồng đội của họ hoặc bị chết đói, hoặc tự gieo mình vào biển trong tuyệt vọng.<ref group="Ghi chú">Bốn hoặc năm người sống sót đã chết sau khi được thủy thủ đoàn của ''Argus'' cứu sống.</ref> Sự kiện này đã trở thành một trong những vụ bê bối lớn nhất cho chế độ quân chủ Bourbon, chỉ mới được [[Bourbon phục hoàng|khôi phục quyền lực]] gần đây sau khi Napoléon bại trận năm 1815.<ref name="Brandt">Brandt, Anthony. "Swept Away: When Gericault Painted the Raft of the Medusa, He Immersed Himself in His Subject's Horrors". ''American Scholar'', Thu 2007.</ref><ref group="Ghi chú">Những chiếc thuyền khác tách biệt ra khỏi đoàn và mặc dù cuối cùng đã đến đảo St. Louis ở Sénégal, một số người đã cuốn xa dọc theo bờ biển và chết vì đói và nhiệt độ quá cao. Trong số 17 người vẫn ở lại trên '' Méduse '' chỉ có 3 người còn sống khi được người Anh cứu thoát 42 ngày sau đó.</ref>
Dòng 53:
=== Nghiên cứu và chuẩn bị ===
[[File:Medusa study 1.jpg|thumb|''Bản nghiên cứu "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse"'' của Géricault, bút và mực màu nâu, 17.6&nbsp;cm × 24.5&nbsp;cm, [[Palais des Beaux-Arts de Lille|Bảo tàng Mỹ thuật]], [[Lille]], Pháp]]
Géricault đã bị quyến rũ bởi những tường thuật về vụ đắm tàu năm 1816 được công bố rộng rãi và nhận ra rằng mô tả về sự kiện này có thể là cơ hội để ông khẳng định danh tiếng của mình với tư cách là một họa sĩ.<ref name="M169">{{harvnb|Miles|2007|p=169}}</ref> Sau khi quyết định theo đuổi, ông đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trước khi bắt đầu cầm bút vẽ. Đầu năm 1818, ông gặp hai người sống sót: Henri Savigny, bác sĩ phẫu thuật và [[Alexandre Corréard]], một kỹ sư của [[ParisTech#Cơ cấu|École nationale supérieure d'arts et métiers]] (Trường kỹ nghệ quốc gia Pháp). Những mô tả xúc động về những trải nghiệm của họ đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phong thái của bức tranh cuối cùng.<ref name="Christine"/> Theo nhà sử học nghệ thuật Georges-Antoine Borias, "Géricault đã lập xưởng vẽ của mình đối diện bệnh viện Beaujon. Và chính tại nơi đây, một sự suy sụp ảm đạm đã được khởi đầu. Đằng sau những cánh cửa bị khóa, ông ta ném mình vào công việc. Không ai ngăn ông. Người ta sợ ông và lánh xa ông."<ref>{{harvcolnb|Borias, |1968|loc=11:38}}</ref>
 
Những chuyến đi trước đây đã giúp Géricault hiểu thế nào là nạn nhân của bệnh điên và [[bệnh dịch hạch]].<ref name="Eitner" /> Trong khi nghiên cứu ''Méduse'', những nỗ lực của ông để tạo nên một bức tranh đúng với lịch sử và thực tế đã dẫn tới sự ám ảnh về những [[co cứng tử thi|tử thi bị co cứng]]. Để đạt được kết quả xác thực nhất về xác thịt của người chết,<ref name="Louvre" /> ông đã phác hoạ những xác chết trong nhà xác của bệnh viện Beaujon, nghiên cứu khuôn mặt của những bệnh nhân sắp chết ở bệnh viện,<ref name=christiansen/> đem chân tay bị cắt đứt đến xưởng vẽ để nghiên cứu sự [[Phân hủy|phân hủy]],<ref name="M169"/><ref>''[[:File:Anatomical Pieces.JPG|Anatomical Pieces]]'', an unusual still-life which Géricault produced in 1818–1819, shows some of these dismembered limbs.</ref> hay mượn một thủ cấp đã bị cắt đứt từ một nhà thương điên và đặt nó trên mái nhà của ông trong vòng 14 ngày.<ref name=christiansen/>
Dòng 81:
Géricault đã vẽ một bản phác thảo bố cục lên khung canvas. Ông đã hoàn thành từng nhân vật một trước khi chuyển sang người tiếp theo, trái ngược với phương pháp thông thường áp dụng lên toàn bộ tác phẩm. Sự tập trung vào các yếu tố riêng lẻ theo cách này đã mang lại cho tác phẩm cả một "hiện thân gây sốc"<ref name="Wintle246" /> và tạo cảm giác sắp đặt có chủ đích mà một số nhà phê bình cho là tác dụng phụ. Hơn 30 năm sau khi tác phẩm được hoàn thành, người bạn Montfort của ông hồi tưởng:
 
:[Phương pháp của Géricault] làm tôi ngạc nhiên không kém gì cái tính siêng năng đầy nhiệt huyết của anh ấy. Anh ấy vẽ trực tiếp lên tấm vải trắng mà không có bản phác thảo thô hay bất kỳ sự chuẩn bị nào, ngoại trừ các đường viền chắc chắn mà anh ấy vẽ ra và chất lượng của tác phẩm không vì thế mà trở nên tồi tệ. Tôi đã bị cuốn hút bởi cái cách mà anh ấy đã kiểm tra các hình mẫu một cách tỉ mỉ trước khi chạm cọ vào khung vẽ. [Nhìn vào vẻ bề ngoài] anh ấy dường như tiến hành [công việc] một cách chậm chạp, nhưng trong thực tế, anh ấy thực hiện rất mau lẹ, thực hiện nét vẽ [mới ngay sau khi] những cái khác đã vào vị trí, hiếm khi phải thực hiện nó bằng nhiều lần. Anh ấy biểu lộ rất ít chuyển động cơ thể hoặc của cánh tay. Vẻ mặt của anh ấy bình tĩnh một cách hoàn hảo...<ref name=christiansen/><ref>{{harvnb|Eitner, |2002|p=102}}</ref>
 
Làm việc ít khi bị sao nhãng, vị họa sĩ đã hoàn thành bức tranh trong tám tháng;<ref name="Miles, 180"/> dự án này tốn tổng cộng 18 tháng.<ref name=christiansen/>
Dòng 94:
Mặc dù những con người được miêu tả trên chiếc bè đã trải qua 13 ngày lệnh đênh trên biển, phải hứng chịu đói khát, bệnh tật và phải ăn thịt người, Géricault bày tỏ sự tôn kính đối với trường phái anh hùng trong hội họa và miêu tả những nhân vật trong tác phẩm của mình với cơ bắp lực lưỡng. Theo nhà sử học nghệ thuật Richard Muther, tác phẩm vẫn chứa đựng nhiều yếu tố của [[Cổ điển|chủ nghĩa cổ điển]]. Việc phần lớn các nhân vật trong tranh đều gần như khỏa thân, ông cho rằng là nảy sinh từ mong muốn tránh những trang phục "thiếu sinh động" của tác giả. Muther nhận xét rằng "vẫn còn một cái gì đó không thực tế trong mỗi nhân vật này, họ dường như không bị suy sụp bởi cảnh thiếu thốn, bệnh tật và cuộc đấu tranh với cái chết".<ref name="M226" />
 
Ảnh hưởng của Jacques-Louis David có thể được nhìn thấy ở phạm vi của bức tranh, sự căng thẳng được khắc họa của các nhân vật và những cử chỉ được tôn lên trong một giây phút mang tính chất quan trọng – khi những nhân vật nhận thấy sự xuất hiện của con tàu đang tiến đến – đã được Géricault miêu tả.<ref name="Nov85">{{harvnb|Novotny|1995|p=85}}</ref> Vào năm 1793, David cũng đã vẽ một sự kiện quan trọng đương thời với bức tranh ''[[Cái chết của Marat]]''. Bức tranh của ông đã có một tác động chính trị to lớn trong [[Cách mạng Pháp|thời kỳ cách mạng ở Pháp]] và nó là tiền lệ quan trọng cho Géricault quyết định vẽ một sự kiện vừa mới xảy ra. Học trò của David, [[Antoine-Jean Gros]] cũng giống như người thầy của mình, đều đại diện cho "sự cao cả của một trường phái gắn liền với một chính nghĩa đã mất".<ref>Brown & Blaney; in {{harvnb|Noon, |1995|p=49}}</ref> Nhưng trong một số tác phẩm nổi trội của mình, ông đã thể hiện Napoléon và những nhân vật đã chết hoặc vô danh với độ nổi bật như nhau.<ref name="R77" /><ref>Xem bài ''[[Napoléon trên chiến trường Eylau]]'' (1807) và ''[[Bonaparte thăm nạn nhân bệnh dịch hạch ở Jaffa]]'' (1804)</ref> Géricault có lẽ đã đặc biệt ấn tượng với bức tranh ''[[Bonaparte thăm viếng các bệnh nhân dịch hạch ở Jaffa]]'' được vẽ năm 1804 của Gros.<ref name="Eitner" />
 
[[File:Pierre-Paul Prud'hon - Justice and Divine Vengeance Pursuing Crime.JPG|thumb|alt=bức tranh màu u tối vẽ hai thiên thần có cánh đuổi theo người đàn ông chạy trốn khỏi một cơ thể trần trụi|[[Pierre-Paul Prud'hon]]. ''Công lý và Sự báo thù và thù hận theo đuổi tội ác'', 1808, 244&nbsp;cm × 294&nbsp;cm, [[J. Paul Getty Museum]], [[Getty Center]], Los Angeles. Sự đen tối và tử thi lõa thể nằm ngổn ngang đã gây ảnh hưởng đến bức tranh của Géricault.<ref name=gayford/>]]
Dòng 100:
Géricault thời trai trẻ đã vẽ các bản sao tác phẩm của [[Pierre-Paul Prud'hon]] (1758–1823), người có "những bức tranh bi thương đầy dông bão", bao gồm kiệt tác "Công lý và Sự báo thù và thù hận theo đuổi tội ác", nơi bóng đêm ngột ngạt, với tâm điểm là một tử thi lõa lồ, nằm ngổn ngang rõ ràng đã ảnh hưởng đến tác phẩm của Géricault.<ref name=gayford>Gayford, Martin. "[https://web.archive.org/web/20160505155053/https://www.highbeam.com/doc/1P3-23003606.html Distinctive power]". ''[[The Spectator]]'', 1 tháng 11 năm 1997.</ref>
 
Hình ảnh người đàn ông lớn tuổi ở tiền cảnh có thể là một sự ám chỉ đến nhân vật [[Ugolino della Gherardesca|Ugolino]] từ ''[[Hỏa ngục]]'' của [[Dante]], một chủ đề mà Géricault đã dự tính vẽ và dường như mượn từ một bức tranh về Ugolini của [[Henry Fuseli]] (1741–1825) mà Géricault có thể biết thông qua các bản in ấn. Ở Dante, Ugolino phạm tội [[ăn thịt người]], đó là một trong những khía cạnh giật gân nhất của những ngày trên bè. Géricault dường như ám chỉ điều này thông qua việc vay mượn từ Fuseli.<ref name="R73">{{harvnb|Noon, |2003|p=84. }}{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), -06|p=73}}. [[:File:Ugolino and his Sons Starving to Death in the Tower 1806 1a.jpg|Print after the Fuseli Ugolino]]</ref> Một phác họa nghiên cứu bằng màu nước của ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' hiện đang ở [[bảo tàng Louvre]] với cảnh một nhân vật đang ngấu nghiến nhai cánh tay của một xác chết không đầu miêu tả về điều này rõ ràng hơn.<ref>''Scène de cannibalisme sur le radeau de la Méduse''. Musée du Louvre département des Arts graphiques, RF 53032, recto. [[Joconde]] # 50350513324</ref>
 
Một số bức tranh Anh và Mỹ bao gồm bức ''[[Cái chết của Thiếu tá Pierson]]'' của [[John Singleton Copley]] (1738–1818) đã vẽ trong vòng hai năm kể từ khi sự kiện này xảy ra đã tạo tiền lệ cho những tác phẩm hội họa lấy chủ đề đương đại sau này. Copley cũng đã vẽ một bức họa kích cỡ lớn mang chủ đề anh hùng về các thảm họa trên biển mà Géricault có thể đã tham khảo từ các bản in của chúng. Một trong số đó là ''[[Watson và con cá mập]]'' (1778) miêu tả một người da đen là trung tâm của bức tranh. Và tương tự như ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'', tác phẩm này tập trung vào nhân vật hơn là đại cảnh xung quanh. Ngoài ra ''[[Sự thất bại của pháo đài nổi tại Gibraltar, tháng 9 năm 1782]]'' (1791) và ''[[:Tập tin:SceneofaShipwreck-Copley.png|Cảnh một con tàu đắm]]'' (những năm 1790) – một tác phẩm có bố cục tương tự – đã ảnh hưởng đến cả phong cách lẫn chủ đề của các tác phẩm của Géricault.<ref name="R77"/><ref name="Nicholson">Nicholson, Benedict. "The Raft of the Medusa from the Point of View of the Subject-Matter". ''Burlington Magazine'', XCVI, tháng 8 nămx 1954. 241–8</ref> Một tiền lệ quan trọng hơn nữa cho yếu tố chính trị trong tác phẩm của Géricault là những tác phẩm của danh họa [[người Tây Ban Nha]] [[Francisco Goya]], đặc biệt là sê-ri ''[[Thảm họa chiến tranh (Goya)|Thảm họa chiến tranh]]'' năm 1810 và kiệt tác ''[[Ngày 3 tháng 5 năm 1808]]'' được vẽ năm 1814 của ông. Goya cũng đã thực hiện một bức tranh đề cập đến thảm họa trên biển, được gọi đơn giản là ''Tàu đắm'' (không rõ ngày tháng), nhưng mặc dù cả hai bức tranh đều chứa tính chất truyền cảm giống nhau, bố cục và phong cách của tác phẩm của Goya không giống ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse''. Vì thế mà có nhiều khả năng là Géricault chưa từng nhìn thấy bức tranh này.<ref name="Nicholson"/>