Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
 
== Mô tả ==
''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' miêu tả khoảng thời gian 13 ngày sau khi chiếc bè bị trôi dạt, khoảng thời gian 15 người sống sót đang cố gắng kêu cứu một con tàu ở đằng xa trong tuyệt vọng. Theo đánh giá của một người Anh thời kỳ đó, bức tranh mô tả thời điểm mà chiếc bè sắp biến thành "tàn tích".<ref name="Christine">{{harvnb|Riding|2003|loc=tháng (February 2003)2}}</ref> Tác phẩm được thực hiện với một kích thước đồ sộ, 491 × 716&nbsp;cm (193.3 × 282.3&nbsp;in), và vì thế nó mô tả toàn cảnh một cách rất thực, các nhân vật trong tranh đều có kích thước gần như thực tế,<ref name="Boime142">{{harvnb|Boime|2004|p=142}}</ref> và những nhân vật ở tiền cảnh thì có kích thước gần gấp đôi ngoài đời thường. Khoảng cách xa gần được thể hiện rất rõ trong bức tranh, chính điều này đã tác động rất nhiều đến cảm xúc của người xem, khiến họ hoà mình vào bức tranh như thể chính họ đang nhìn tận cảnh.<!-- dịch sát nghĩa là: những người được lôi kéo vào hành động thể chất như là một người tham gia. --> <ref name=banham>Banham, Joanna. "[http://www.tes.co.uk/article.aspx?storycode=375817 "Shipwreck!"]". ''[[Times Educational Supplement]]'', ngày 21 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.</ref>
 
[[File:Théodore Géricault "The raft of the Medusa".jpg|thumb|Chi tiết từ góc dưới bên trái của bức tranh cho thấy hai nhân vật đã chết.]]
Dòng 63:
Ông đã vạch và vẽ phác họa nhiều bản nháp trong khi quyết định chọn một trong những khoảnh khắc tai hoạ (chọn chủ đề) mà ông sẽ miêu tả trong tác phẩm cuối cùng. Sự thai nghén ý tưởng của bức tranh gây khó khăn cho Géricault và ông đã cố gắng chọn một khoảnh khắc có hiệu quả để có thể lột tả được thảm kịch cố hữu.
 
Trong số những cảnh mà ông đã cân nhắc là cuộc nổi loạn chống lại các sĩ quan từ ngày thứ hai trên bè, hay [[ăn thịt đồng loại|việc người trên bè ăn thịt lẫn nhau]] đã xảy ra chỉ sau vài ngày và cuộc cứu hộ.<ref name="R77">{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), 75–77|p=75-77}}</ref> Tuy nhiên, cuối cùng Géricault đã chọn thời điểm, mà theo như lời được kể lại bởi một trong những người sống sót, khi họ nhìn thấy chiếc tàu cứu hộ ''Argus'' trên đường chân trời—có thể nhìn thấy ở phía trên bên phải của bức tranh—mà họ cố gắng để báo hiệu. Tuy nhiên, con tàu đã thẳng buồm đi qua. Theo những lời của một trong số những thuyền viên còn sống sót, "từ niềm vui mê sảng, chúng tôi đã rơi vào sự chán nản và nỗi buồn sâu thẳm."<ref name="R77" />
 
Đối với những người có kinh nghiệm về thảm kịch, cảnh này sẽ được hiểu là bao gồm hậu quả của việc từ bỏ thuỷ thủ đoàn, tập trung vào thời điểm mà mọi hy vọng dường như đã biến mất<ref name="R77" />— và chiếc ''Argus'' đã xuất hiện hai giờ sau đó và giải cứu những người còn lại.<ref>{{harvnb|Eitner|2002|p=191-192}}</ref>
Dòng 74:
Ông đã sử dụng bạn bè của mình làm người mẫu, đáng chú ý nhất là họa sĩ nổi tiếng [[Eugène Delacroix]] (1798–1863), người mẫu cho nhân vật ở tiền cảnh với mặt quay xuống và một cánh tay mở ra. Hai trong số những người sống sót đã được thể hiện bằng bóng tối dưới chân cột buồm;<ref name="Hagen & Hagen, 376">{{harvnb|Hagen|Hagen|2007|p=376}}</ref> Ba nhân vật được vẽ từ nguyên mẫu người thật, đó là ba người đã may mắn sống sót Corréard, Savigny và Lavillette. Jamar đã khỏa thân để tạo dáng cho nhân vật trạc tuổi thanh thiếu niên đã chết, trườn xuống biển ở tiền cảnh và đồng thời cũng là người mẫu cho hai nhân vật khác.<ref name=christiansen/>
 
Theo Hubert Wellington, Delacroix – người sẽ trở thành đầu tàu của [[chủ nghĩa Lãng mạn]] Pháp sau cái chết của Géricault – đã viết rằng; "Géricault đã cho phép tôi thưởng thức ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' của anh ấy khi anh ấy vẫn đang thực hiện nó. Nó để lại ấn tượng rất mạnh với tôi và khi tôi rời xưởng vẽ [của Géricault], tôi bắt đầu chạy như một thằng điên và không dừng lại cho đến khi tôi về đến phòng của mình."<ref name="delacroix1863">{{cite book|editor-last=Piron|editor-first=E. A.|date=1865|url=https://archive.org/details/eugenedelacroixs00dela|title=Eugène Delacroix, sa vie et ses oeuvres|location=Paris|publisher=J. Claye|oclc=680871496|via=the Internet Archive|page=[https://archive.org/details/eugenedelacroixs00dela/page/61/mode/1up 61]|quote='...Il me permit d'aller voir sa Méduse pendant qu'il l'exécutait dans un atelier bizarre qu'il avait près des Ternes. L'impression que j'en reçus fut si vive, qu'en sortant je revins toujours courant et comme un fou jusqu'à la rue de la Planche ou j'habitais alors.'}}</ref><ref name=Delacroix1923>{{cite book|last=Delacroix|first=Eugène|editor-last=|title=Oeuvres littéraires. II. Essais sur les artistes célèbres|url=https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56597765|location=Paris|publisher=G. Crès et cie|date=1923|page=[https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56597765/f256.image 233]|via=Gallica}}</ref><ref name="Wellingtonxi">{{harvnb|Wellington|19801995|p=xi}}.</ref><ref>{{harvnb|Miles|2007|p=175-176}}</ref>
 
Géricault đã sử dụng những chiếc cọ nhỏ và dầu nhớt, cho phép ít thời gian để sửa lại và sẽ khô ráo vào sáng hôm sau. Ông cất giữ màu sắc ở cách xa nhau: Bảng màu của ông bao gồm [[Đỏ son|màu đỏ son]], [[trắng]], màu vàng naples, hai loại màu đất son vàng khác nhau, hai loại đất son đỏ, [[xienna nguyên thủy]], màu đỏ nhạt, xienna cháy, [[đỏ yên chi]], [[xanh Phổ]], đen đào, [[Than xương|đen ngà]], đất Cassel và [[bitum]].<ref name=christiansen/> Bitum có vẻ ngoài bóng mượt, láng khi được vẽ lên lần đầu tiên, nhưng sau một khoảng thời gian, nó lại chuyển màu sang màu đen. Khi đó, nó co rúm lại, tạo thành một bề mặt nhăn nheo, không thể cải tạo. Do đó, thông tin chi tiết trên một bề mặt lớn của tác phẩm khó có thể nhận ra ngày nay.<ref name=banham/>
Dòng 100:
Géricault thời trai trẻ đã vẽ các bản sao tác phẩm của [[Pierre-Paul Prud'hon]] (1758–1823), người có "những bức tranh bi thương đầy dông bão", bao gồm kiệt tác "Công lý và Sự báo thù và thù hận theo đuổi tội ác", nơi bóng đêm ngột ngạt, với tâm điểm là một tử thi lõa lồ, nằm ngổn ngang rõ ràng đã ảnh hưởng đến tác phẩm của Géricault.<ref name=gayford>Gayford, Martin. "[https://web.archive.org/web/20160505155053/https://www.highbeam.com/doc/1P3-23003606.html Distinctive power]". ''[[The Spectator]]'', 1 tháng 11 năm 1997.</ref>
 
Hình ảnh người đàn ông lớn tuổi ở tiền cảnh có thể là một sự ám chỉ đến nhân vật [[Ugolino della Gherardesca|Ugolino]] từ ''[[Hỏa ngục]]'' của [[Dante]], một chủ đề mà Géricault đã dự tính vẽ và dường như mượn từ một bức tranh về Ugolini của [[Henry Fuseli]] (1741–1825) mà Géricault có thể biết thông qua các bản in ấn. Ở Dante, Ugolino phạm tội [[ăn thịt người]], đó là một trong những khía cạnh giật gân nhất của những ngày trên bè. Géricault dường như ám chỉ điều này thông qua việc vay mượn từ Fuseli.<ref name="R73">{{harvnb|Noon|2003|p=84}}; {{harvnb|Riding|2003-06|p=73}}. [[:File:Ugolino and his Sons Starving to Death in the Tower 1806 1a.jpg|Print after the Fuseli Ugolino]]</ref> Một phác họa nghiên cứu bằng màu nước của ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' hiện đang ở [[bảo tàng Louvre]] với cảnh một nhân vật đang ngấu nghiến nhai cánh tay của một xác chết không đầu miêu tả về điều này rõ ràng hơn.<ref>''Scène de cannibalisme sur le radeau de la Méduse''. Musée du Louvre département des Arts graphiques, RF 53032, recto. [[Joconde]] # 50350513324</ref>
 
Một số bức tranh Anh và Mỹ bao gồm bức ''[[Cái chết của Thiếu tá Pierson]]'' của [[John Singleton Copley]] (1738–1818) đã vẽ trong vòng hai năm kể từ khi sự kiện này xảy ra đã tạo tiền lệ cho những tác phẩm hội họa lấy chủ đề đương đại sau này. Copley cũng đã vẽ một bức họa kích cỡ lớn mang chủ đề anh hùng về các thảm họa trên biển mà Géricault có thể đã tham khảo từ các bản in của chúng. Một trong số đó là ''[[Watson và con cá mập]]'' (1778) miêu tả một người da đen là trung tâm của bức tranh. Và tương tự như ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'', tác phẩm này tập trung vào nhân vật hơn là đại cảnh xung quanh. Ngoài ra ''[[Sự thất bại của pháo đài nổi tại Gibraltar, tháng 9 năm 1782]]'' (1791) và ''[[:Tập tin:SceneofaShipwreck-Copley.png|Cảnh một con tàu đắm]]'' (những năm 1790) – một tác phẩm có bố cục tương tự – đã ảnh hưởng đến cả phong cách lẫn chủ đề của các tác phẩm của Géricault.<ref name="R77"/><ref name="Nicholson">Nicholson, Benedict. "The Raft of the Medusa from the Point of View of the Subject-Matter". ''Burlington Magazine'', XCVI, tháng 8 nămx 1954. 241–8</ref> Một tiền lệ quan trọng hơn nữa cho yếu tố chính trị trong tác phẩm của Géricault là những tác phẩm của danh họa [[người Tây Ban Nha]] [[Francisco Goya]], đặc biệt là sê-ri ''[[Thảm họa chiến tranh (Goya)|Thảm họa chiến tranh]]'' năm 1810 và kiệt tác ''[[Ngày 3 tháng 5 năm 1808]]'' được vẽ năm 1814 của ông. Goya cũng đã thực hiện một bức tranh đề cập đến thảm họa trên biển, được gọi đơn giản là ''Tàu đắm'' (không rõ ngày tháng), nhưng mặc dù cả hai bức tranh đều chứa tính chất truyền cảm giống nhau, bố cục và phong cách của tác phẩm của Goya không giống ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse''. Vì thế mà có nhiều khả năng là Géricault chưa từng nhìn thấy bức tranh này.<ref name="Nicholson"/>
Dòng 110:
</ref>]]
 
Géricault đã cố tình tìm kiếm sự đối đầu cả về mặt nghệ thuật lẫn chính trị. Các nhà phê bình đã phản ứng với cách tiếp cận ngông cuồng của Géricault một cách tử tế. Phản ứng của họ là chống đối hoặc khen ngợi, tùy thuộc vào người viết đồng cảm với quan điểm ủng hộ của [[Nhà Bourbon|hoàng gia Bourbon]] hay chủ nghĩa tự do. Bức tranh được xem là đã thể hiện sự đồng cảm với những con người trên bè và bao gồm cả chính nghĩa chống lại chủ nghĩa thực dân của những con người đã sống sót qua vụ thảm họa là Savigny và Corréard.<ref name="Christine" /> Quyết định đặt một người da đen ở cực điểm của tác phẩm là một biểu hiện gây tranh cãi về sự đồng cảm với chủ nghĩa bãi nô của Géricault. Nhà phê bình nghệ thuật Christine Riding đã suy đoán rằng Géricault sau này đã lên kế hoạch đưa bức tranh đi triển lãm ở Luân Đôn để tranh thủ sự ủng hộ từ phong trào ủng hộ bãi nô đang diễn ra ở đó.<ref>{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), |p=71}}</ref> Theo nhà phê bình và giám tuyển nghệ thuật [[Karen Wilkin]], bức tranh của Géricault đóng vai trò như một "bản cáo trạng về những hành động bất lương, dối trá của tầng lớp quan chức của Pháp thời kỳ hậu Napoléon, vốn phần lớn được tuyển dụng từ tầng lớp con ông cháu cha của các gia đình đang còn tồn tại của ''[[Ancien Régime]]'' (Chế độ cũ)".<ref name="Wilkin2">[[Karen Wilkin|Wilkin, Karen]]. "Romanticism at the Met". ''[[The New Criterion]]'', Quyển 22, Tái bản lần 4, tháng 12 2003. 37</ref>
 
[[File:Egyptian Hall, Piccadilly 1815 edited.jpg|thumb|Năm 1820, Géricault đã trưng bày thành công bức tranh tại [[Hội trường Ai Cập]] ở [[Piccadilly]], Luân Đôn.]]
Dòng 116:
Bức tranh nói chung đã gây ấn tượng mạnh với công chúng xem dù chủ đề của nó khiến nhiều người không ngó tới nó. Điều đó khiến Géricault không đạt được sự đón nhận mà ông đã kỳ vọng.<ref name=christiansen/> Vào cuối triển lãm, bức tranh đã được ban giám khảo trao tặng huy chương vàng, nhưng họ không cho tác phẩm một phần thưởng thanh thế hơn – lựa chọn nó cho bộ sưu tập quốc gia của Louvre. Thay vào đó, Géricault được đặt vẽ một bức tranh mang chủ đề [[Thánh Tâm Chúa Giêsu]], công việc mà ông đã bí mật chuyển cho Delacroix vẽ, rồi sau khi tác phẩm hoàn thành, ông đã ký tên vào đó và nói tác phẩm đó là do mình đã vẽ.<ref name=christiansen/> Géricault rút lui về vùng nông thôn, nơi ông suy sụp vì kiệt sức và những tác phẩm không bán được của ông đều đã được cuộn lại và lưu trữ trong xưởng của một người bạn.<ref>{{harvnb|Miles|2007|p=186}}</ref>
 
Géricault đã sắp xếp cho bức tranh xuất hiện tại triển lãm ở Luân Đôn vào năm 1820, nơi nó được trưng bày từ ngày 10 tháng 6 cho đến cuối năm tại Hội trường Ai Cập của [[William Bullock]] ở [[Piccadilly]], Luân Đôn và được khoảng 40.000 lượt khách chiêm ngưỡng.<ref name="R72">{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), |p=72}}</ref> Bức tranh được đón nhận tích cực ở Luân Đôn hơn là tại Paris và nó được ca ngợi như một đại diện cho một hướng đi mới của nền nghệ thuật Pháp. Bức họa nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn so với khi nó được trưng bày tại Salon.<ref>Searle, Adrian. "[https://www.theguardian.com/culture/2003/feb/11/artsfeatures.tatebritain A beautiful friendship]". ''[[The Guardian]]'', 11 tháng 2 năm 2003. Bản lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2008.</ref> Cách thức trưng bày bức tranh đã đóng góp một phần vào việc này. Tại Paris, nó được treo tại Salon Carré ở một vị trí khá cao, một lỗi mà Géricault đã nhận ra khi ông nhìn thấy tác phẩm được các thợ nghề đặt bức tranh vào vị trí. Điều này không xảy ra ở Luân Đôn, vì nó được đặt khá sát nền nhà, giúp nó có thể phô diễn hết sự hoành tráng của mình. Ngoài ra cũng có những lý do khác có thể đã khiến nó trở nên nổi tiếng ở Anh như vậy, bao gồm "sự tự khen quốc gia",<ref name="Riding2">{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), 68–73|p=68-73}}</ref> sự hấp dẫn của bức tranh như là một phương tiện giải trí khủng khiếp<ref name="Riding2" /> và hai vở kịch dựa trên các sự kiện xảy ra với chiếc bè bằng rất nhiều chi tiết từ tác phẩm của Géricault diễn ra trùng thời điểm của cuộc triển lãm.<ref>{{harvnb|Riding, Christine. "Staging The Raft of the Medusa". ''Visual Culture in Britain''. Số 5, Tái bản 2, Đông |2004. 1–26.|p-26}}</ref> Thông qua triển lãm Luân Đôn, Géricault đã kiếm được gần 20.000 franc, đó là phần của ông nhận được từ khoản lợi nhuận thu về từ tiền vé và nhiều hơn đáng kể so với số tiền mà ông sẽ được trả nếu chính phủ Pháp mua tác phẩm này. Sau triển lãm Luân Đôn, Bullock đã mang bức tranh đến [[Dublin]] vào đầu năm 1821. Tuy nhiên, nó đã gặt hái được ít thành công hơn tại cuộc triển lãm đó, chủ yếu là do sự góp mặt của một bức tranh toàn cảnh cùng chủ đề với tên gọi "Xác tàu Medusa" của công ty anh em Marshall, được cho là đã vẽ dưới sự chỉ đạo của một trong những người sống sót sau thảm họa.<ref>Crary, Jonathan, "Géricault, the Panorama, and Sites of Reality in the Early Nineteenth Century," ''Grey Room'' Số 9 (Thu 2002), 16–17.</ref>
 
[[File:Raft-of-the-Medusa-copy.jpg|thumb|left|Bản sao kích cỡ thật của Pierre-Désiré Guillemet và Étienne-Antoine-Eugène Ronjat, 1859–60, 493&nbsp;cm × 717&nbsp;cm, Bảo tàng Picardie, [[Amiens]]<ref name=smith/>]]
Dòng 132:
[[File:David - The Death of Socrates.jpg|thumb|[[Jacques-Louis David]], ''[[Cái chết của Socrates]]'' 1787, 129.5&nbsp;cm × 196.2&nbsp;cm, [[Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan]]. David là người đại diện cho phong cách [[Tân cổ điển]], cái Géricault tìm cách phá vỡ.]]
 
Khi nhấn mạnh vào việc miêu tả một sự thật khó chịu, ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' là một bước ngoặt trong [[Chủ nghĩa lãng mạn|phong trào lãng mạn]] mới nổi của nền hội họa nước Pháp và "đặt nền móng cho một cuộc cách mạng mỹ học"<ref name="N14">{{harvnb|Néret, 14–16|2000|p=14-16}}</ref> chống lại phong cách [[Tân cổ điển]] thịnh hành lúc bấy giờ. Cấu trúc và cách mô tả nhân vật của Géricault tuy đậm chất cổ điển, nhưng sự hỗn loạn tương phản của chủ đề thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong xu hướng nghệ thuật và tạo ra một cầu nối quan trọng giữa phong cách Tân cổ điển và Lãng mạn. Vào năm 1815, Jacques-Louis David, khi đó đang sống lưu vong ở [[Bruxelles]], vừa là người đi đầu của thể loại tranh lịch sử nổi tiếng – một thể loại mà ông đã quá hoàn hảo – vừa là bậc thầy của phong cách Tân cổ điển.<ref>"[http://www.getty.edu/art/exhibitions/david/ Jacques-Louis David: Empire to Exile]". [[Getty Museum]]. Bản lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2008.</ref> Ở Pháp, cả tranh lịch sử và phong cách tân cổ điển tiếp tục thể hiện qua tác phẩm của [[Antoine-Jean Gros]], [[Jean Auguste Dominique Ingres]], [[François Gérard]], [[Anne-Louis Girodet de Roussy-Trioson]], [[Pierre-Narcisse Guérin]] – sư phụ của cả Géricault và Delacroix – và những nghệ sĩ khác vẫn dành trọn tâm huyết với truyền thống nghệ thuật của David và [[Nicolas Muffsin]].
 
[[File:Gros - Napoleon on the Battlefield of Eylau cropped.png|thumb|left|upright|[[Antoine-Jean Gros]], chi tiết từ ''[[Napoléon trên chiến trường Eylau]]'', 1807, Louvre. Giống như Gros, Géricault đã từng nhìn thấy và chịu đựng áp bức bạo lực, và bị làm phiền bởi những hậu quả mà con người gây nên<ref name="Eitner" />]]
Dòng 138:
Trong bài giới thiệu về ''Tạp chí Eugène Delacroix'', Hubert Wellington đã viết về ý kiến của Delacroix về tình trạng hội họa Pháp ngay trước Cuộc triển lãm tranh năm 1819. Theo Wellington, "Sự pha trộn gây tò mò giữa [phong cách] cổ điển với viễn cảnh thực tế được áp đặt bởi kỷ luật của David hiện đang đánh mất sự nhiệt tình và hứng thú. Bản thân bậc sư phụ của nó cũng đã bước vào những ngày cuối cùng của mình và đang phải lưu vọng Bỉ. Môn đồ ngoan ngoãn nhất của ông, Girodet – một nhà cổ điển tinh tế và đầy ham mê – đã tạo ra những bức tranh lạnh lẽo đến lạ lùng. Gérard, một trong những họa sĩ vẽ tranh chân dung thành công nhất dưới thời [[Đệ nhất Đế chế Pháp]] (sở hữu một số bức tranh đáng ngưỡng mộ) lún vào vào mốt vẽ tranh lịch sử cỡ lớn vốn đang thịnh hành lúc bấy giờ nhưng lại thiếu đi sự nhiệt huyết cần thiết."<ref name="Wellingtonxi" />
 
''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' tuy chứa đựng những cử chỉ và quy mô của một bức tranh lịch sử truyền thống nhưng nó miêu tả những con người bình dân, chứ không phải là anh hùng, trái ngược bối cảnh đang bày ra trước mắt.<ref name="Boime141">{{harvp|Boime, |2004|p=141}}</ref> Chiếc bè của Géricault rõ ràng thiếu đi một người hùng và bức tranh của ông không chứa đựng lý do gì ngoài sự sống còn mong manh. Theo lời của Christine Riding thì tác phẩm đại diện "sự ảo tưởng hy vọng và đau khổ vô nghĩa và tệ nhất, bản năng cơ bản của con người để tồn tại đã khiến họ bỏ qua mọi khái niệm đạo đức và khiến con người văn minh trở nên man rợ".<ref name="Christine"/>
 
Cơ bắp không tì vết của nhân vật trung tâm vẫy tàu cứu hộ gợi nhớ đến các tình tiết trong hội họa Tân cổ điển, tuy nhiên tính tự nhiên của ánh sáng và bóng tối, sự tuyệt vọng chân thật được thể hiện bởi những người sống sót và những đặc điểm tạo xúc cảm của bố cục khác biệt với sự mộc mạc của trường phái Tân cổ điển. Đó là một bước đi rời xa các chủ đề tôn giáo hoặc cổ điển của những tác phẩm trước đó vì nó mô tả các sự kiện đương thời với các nhân vật tầm thường và không anh hùng. Cả cách lựa chọn về chủ đề lẫn phương thức tôn lên khoảnh khắc kịch tính là điển hình của những bức tranh thuộc chủ nghĩa lãng mạn – những dấu hiệu mạnh mẽ về mức độ mà Géricault đã dịch chuyển khỏi phong trào Tân cổ điển đang thịnh hành lúc bấy giờ.<ref name="Wilkin"/>
Dòng 146:
[[File:Delacroix barque of dante 1822 louvre 189cmx246cm 950px.jpg|thumb|right|[[Eugène Delacroix]], ''[[Con thuyền của Dante]]'', 1822. Ảnh hưởng của ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' đối với tác phẩm của Delacroix thời thanh xuân ngay lập tức được thể hiện rõ ràng trong bức tranh này, cũng như trong nhiều tác phẩm sau này của ông.<ref name="N14" />]]
 
Cũng theo Wellington, kiệt tác ''[[Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân]]'' năm 1830 của Delacroix, lấy cảm hứng trực tiếp từ ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' và ''Thảm sát tại Chios'' của chính ông. Wellington viết rằng "trong khi Géricault quan tâm đến chi tiết thực tế đến mức tìm kiếm những người sống sót trong vụ đắm tàu đó làm người mẫu, thì Delacroix cảm thấy tác phẩm của mình mang [một cái gì đó] sinh động hơn, <!-- thought of his figures and crowds as types -->..., và chi phối họ bởi hình tượng tượng trưng của sự tự do của nền Cộng hòa, một trong những tạo hình xuất sắc nhất mà ông đã chế tác."<ref>{{harvnb|Wellington, |1995|p=xv}}</ref>
 
Nhà sử học nghệ thuật và điêu khắc [[Albert Elsen]] tin rằng hai tác phẩm ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' và ''Cuộc thảm sát tại Chios'' của Delacroix đã cung cấp nguồn cảm hứng cho tác phẩm điêu khắc kinh điển ''Cánh cửa Địa ngục'' của [[Auguste Rodin]]. Ông viết rằng "''Cuộc thảm sát tại Chios'' của Delacroix và ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' đã khiến Rodin đối diện với quy mô [khủng] những nạn nhân vô danh của các thảm kịch chính trị... Nếu Rodin được truyền cảm hứng để tạo nên một tác phẩm sánh ngang với kiệt tác [[Sự phán xét cuối cùng (Michelangelo)|''Sự phán xét cuối cùng'']] của [[Michelangelo]] thì ông đã sử dụng ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' của Géricault làm vật truyền cảm hứng và sự tự tin."<ref>{{harvp|Elsen, |1985|p=226}}</ref>
 
[[File:Eugène Delacroix - Le Massacre de Scio.jpg|thumb|left|upright|Eugène Delacroix, ''[[Thảm sát tại Chios]]'', 1824, 419&nbsp;cm × 354&nbsp;cm, Louvre. Bức tranh này bắt nguồn trực tiếp từ ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' của Géricault và được vẽ vào năm 1824, năm Géricault qua đời.<ref>{{harvnb|Wellington, 19–49|1980|p=19-49}}</ref>]]
 
Trong khi [[Gustave Courbet]] (1819–1877) có thể được mô tả như một họa sĩ phản-lãng mạn, thì các tác phẩm chính của ông như ''Lễ an táng tại Ornans'' (1849–50) hay ''Xưởng của người nghệ sĩ'' (1855) nợ ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' một món nợ. ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' không chỉ gây ảnh hưởng tới kích thước khổng lồ của tranh do Courbet vẽ, mà Courbet còn sẵn sàng khắc họa những con người bình thường cũng như các sự kiện chính trị đương thời,<ref>
Clark, T.J. ''Farewell to an Idea''. Yale University Press, 2001. 21. {{ISBN|0-300-08910-4}}</ref> và ghi chép lại những con người, địa điểm và những sự kiện hàng ngày trong môi trường thực tế. Tại Triển lãm năm 2004 tại [[Viện Nghệ thuật Clark]], ''Bonjour Monsieur Courbet: Bộ sưu tập Bruyas từ Musee Fabre, Montpellier'', đã tìm cách so sánh các họa sĩ của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19 bao gồm Courbet, [[Honoré Daumier]] (1808–1879) và [[Édouard Manet]] (1832–1883) với các nghệ sĩ gắn liền với Chủ nghĩa lãng mạn như Géricault hay Delacroix. Cuộc triển lãm đã thu hút những sự so sánh giữa tất cả các nghệ sĩ và trích dẫn rằng ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' như một công cụ ảnh hưởng đến [[chủ nghĩa hiện thực]].<ref>
Giuliano, Charles. "[http://www.maverick-arts.com/cgi-bin/MAVERICK?action=article&issue=148 Courbet at the Clark] {{Webarchive|url=http://www.maverick-arts.com/cgi-bin/MAVERICK?action=article&issue=148|archiveurl=https://web.archive.org/web/20110930060446/http://www.maverick-arts.com/cgi-bin/MAVERICK?action=article&issue=148|archivedate=2011-09-30 |date=30 tháng 9 năm 2011 }} ". ''Maverick Arts Magazine''. Bản lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2008.
</ref> Nhà phê bình Michael Fried nhận xét rằng Manet trực tiếp mượn hình ảnh người đàn ông đang bế con trai từ ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' để sáng tác họa phẩm ''Thiên thần tại Lăng mộ của Chúa Kitô'' của mình.<ref>{{sfnp|Fried, |1998|p=92</ref>}}
 
''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' thậm chí còn gây nên ảnh hưởng đến các nghệ sĩ ngoài nước Pháp. [[Francis Danby]], một họa sĩ người Anh sinh ra ở Ireland, có lẽ đã được truyền cảm hứng từ bức tranh của Géricault khi ông thực hiện họa phẩm ''Hoàng hôn trên biển sau cơn bão'' năm 1824 và viết vào năm 1829 rằng ''Chiếc bè của chiến thuyền Méduse'' là "bức tranh lịch sử đẹp nhất và vĩ đại nhất tôi từng thấy".<ref>{{harvnb|Noon, |1995|p=85}}</ref>
 
[[File:Joseph Mallord William Turner - A Disaster at Sea - Google Art Project.jpg|thumb|[[J. M. W. Turner]], ''Một thảm họa trên biển'' (còn được biết đến là ''Xác tàu Amphitrite''), khoảng 1833–35, 171.5&nbsp;cm × 220.5&nbsp;cm, [[Tate]], Luân Đôn. Turner có lẽ đã nhìn thấy bức tranh của Géricault khi nó được triển lãm ở Luân Đôn vào năm 1820.]]Chủ đề bi kịch hàng hải được thực hiện bởi [[J. M. W. Turner]] (1775–1851), người mà có lẽ giống như nhiều nghệ sĩ người Anh, nhiều khả năng đã có dịp chiêm ngưỡng bức tranh của Géricault khi nó được triển lãm ở [[Luân Đôn]] vào năm 1820.<ref name="r89">{{harvnb|Riding (tháng 6 năm |2003), |p=89}}</ref><ref>"[http://archive.artsmia.org/crossing-the-channel/historical.html Crossing the Channel]". Minneapolis Institute of the Arts, 2003. Bản lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2009.</ref> Họa phẩm ''Một thảm họa trên biển'' của ông (khoảng năm 1835) đã ghi lại một sự cố tương tự, lần này là một thảm họa của người Anh khi một con tàu bị ngập nước và những nhân vật sắp chết được đặt ở phần tiền cảnh của bức tranh. Việc đặt một nhân vật da màu vào trung tâm của bức tranh đã được Turner tái sử dụng trong ''Thuyền nô lệ'' (1840) mang sắc thái của những người theo [[chủ nghĩa bãi nô]].<ref name="r89" />
 
[[File:Winslow Homer - The Gulf Stream - Metropolitan Museum of Art.jpg|thumb|left|[[Winslow Homer]], ''Dòng Vịnh'', 1899, 71.5&nbsp;cm × 124.8&nbsp;cm, [[Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan]]]]
Dòng 204:
* {{chú thích sách|last1=Riding|first1=Christine|title=The Raft of the Medusa in Britain|date=2003|language=en|quote= Trong: Noon, Patrick & Bann, Stephen. ''Crossing the Channel: British and French Painting in the Age of Romanticism''. Luân Đôn: Tate Publishing, tháng 6 năm 2003. ISBN 1-85437-513-X }}
* {{chú thích tạp chí|last1=Riding|first1=Christine|title='The Fatal Raft': Christine Riding Looks at British Reaction to the French Tragedy at Sea Immortalised in Gericault's Masterpiece `the Raft of the Medusa|journal=History Today|date=2003-06|volume=53|url=https://www.questia.com/magazine/1G1-97253215/the-fatal-raft-christine-riding-looks-at-british|publisher=Online Research Library: Questia|language=en}}
*{{chú thích |last1=Riding|first1=Christine|title=Staging The Raft of the Medusa|date=2004|publisher=Visual Culture in Britain|edition=Tái bản 2|language=en|chapter=5}}
* {{chú thích |last1=Rowe Snow|first1=Edward|title=Tales of Terror and Tragedy|date=1979|publisher=Dodd, Mead|location=New York|isbn=0-396-07775-7|url=https://books.google.de/books?id=z0AhAQAAMAAJ&q=Tales+of+Terror+and+Tragedy&dq=Tales+of+Terror+and+Tragedy&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjfspemq6zpAhVIxaYKHYd8A9kQ6AEIKDAA}}
*{{chú thích |last1=Savigny|first1=Jean Baptiste Henri|last2=Corréard|first2=Alexandre|title=L'épave de la méduse|date=1818|publisher=|location=Luân Đôn|url=}}