Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 94:
Mặc dù những con người được miêu tả trên chiếc bè đã trải qua 13 ngày lệnh đênh trên biển, phải hứng chịu đói khát, bệnh tật và phải ăn thịt người, Géricault bày tỏ sự tôn kính đối với trường phái anh hùng trong hội họa và miêu tả những nhân vật trong tác phẩm của mình với cơ bắp lực lưỡng. Theo nhà sử học nghệ thuật Richard Muther, tác phẩm vẫn chứa đựng nhiều yếu tố của [[Cổ điển|chủ nghĩa cổ điển]]. Việc phần lớn các nhân vật trong tranh đều gần như khỏa thân, ông cho rằng là nảy sinh từ mong muốn tránh những trang phục "thiếu sinh động" của tác giả. Muther nhận xét rằng "vẫn còn một cái gì đó không thực tế trong mỗi nhân vật này, họ dường như không bị suy sụp bởi cảnh thiếu thốn, bệnh tật và cuộc đấu tranh với cái chết".<ref name="M226" />
 
Ảnh hưởng của Jacques-Louis David có thể được nhìn thấy ở phạm vi của bức tranh, sự căng thẳng được khắc họa của các nhân vật và những cử chỉ được tôn lên trong một giây phút mang tính chất quan trọng – khi những nhân vật nhận thấy sự xuất hiện của con tàu đang tiến đến – đã được Géricault miêu tả.<ref name="Nov85">{{harvnb|Novotny|1995|p=85}}</ref> Vào năm 1793, David cũng đã vẽ một sự kiện quan trọng đương thời với bức tranh ''[[Cái chết của Marat]]''. Bức tranh của ông đã có một tác động chính trị to lớn trong [[Cách mạng Pháp|thời kỳ cách mạng ở Pháp]] và nó là tiền lệ quan trọng cho Géricault quyết định vẽ một sự kiện vừa mới xảy ra. Học trò của David, [[Antoine-Jean Gros]] cũng giống như người thầy của mình, đều đại diện cho "sự cao cả của một trường phái gắn liền với một chính nghĩa đã mất".<ref>{{harvnb|Noon|1995|p=49}}</ref> Nhưng trong một số tác phẩm nổi trội của mình, ông đã thể hiện Napoléon và những nhân vật đã chết hoặc vô danh với độ nổi bật như nhau.<ref name="R77" /><ref group="Ghi chú">Xem bài ''[[Napoléon trên chiến trường Eylau]]'' (1807) và ''[[Bonaparte thăm nạn nhân bệnh dịch hạch ở Jaffa]]'' (1804)</ref> Géricault có lẽ đã đặc biệt ấn tượng với bức tranh ''[[Bonaparte thăm viếng các bệnh nhân dịch hạch ở Jaffa]]'' được vẽ năm 1804 của Gros.<ref name="Eitner" />
 
[[File:Pierre-Paul Prud'hon - Justice and Divine Vengeance Pursuing Crime.JPG|thumb|alt=bức tranh màu u tối vẽ hai thiên thần có cánh đuổi theo người đàn ông chạy trốn khỏi một cơ thể trần trụi|[[Pierre-Paul Prud'hon]]. ''Công lý và Sự báo thù và thù hận theo đuổi tội ác'', 1808, 244&nbsp;cm × 294&nbsp;cm, [[J. Paul Getty Museum]], [[Getty Center]], Los Angeles. Sự đen tối và tử thi lõa thể nằm ngổn ngang đã gây ảnh hưởng đến bức tranh của Géricault.<ref name=gayford/>]]