Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 115:
Bức tranh nói chung đã gây ấn tượng mạnh với công chúng xem dù chủ đề của nó khiến nhiều người không ngó tới nó. Điều đó khiến Géricault không đạt được sự đón nhận mà ông đã kỳ vọng.<ref name=christiansen/> Vào cuối triển lãm, bức tranh đã được ban giám khảo trao tặng huy chương vàng, nhưng họ không cho tác phẩm một phần thưởng thanh thế hơn – lựa chọn nó cho bộ sưu tập quốc gia của Louvre. Thay vào đó, Géricault được đặt vẽ một bức tranh mang chủ đề [[Thánh Tâm Chúa Giêsu]], công việc mà ông đã bí mật chuyển cho Delacroix vẽ, rồi sau khi tác phẩm hoàn thành, ông đã ký tên vào đó và nói tác phẩm đó là do mình đã vẽ.<ref name=christiansen/> Géricault rút lui về vùng nông thôn, nơi ông suy sụp vì kiệt sức và những tác phẩm không bán được của ông đều đã được cuộn lại và lưu trữ trong xưởng của một người bạn.<ref>{{harvnb|Miles|2007|p=186}}</ref>
 
Géricault đã sắp xếp cho bức tranh xuất hiện tại triển lãm ở Luân Đôn vào năm 1820, nơi nó được trưng bày từ ngày 10 tháng 6 cho đến cuối năm tại Hội trường Ai Cập của [[William Bullock]] ở [[Piccadilly]], Luân Đôn và được khoảng 40.000 lượt khách chiêm ngưỡng.<ref name="R72">{{harvnb|Riding|2003|p=72}}</ref> Bức tranh được đón nhận tích cực ở Luân Đôn hơn là tại Paris và nó được ca ngợi như một đại diện cho một hướng đi mới của nền nghệ thuật Pháp. Bức họa nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn so với khi nó được trưng bày tại Salon.<ref>Searle, Adrian. "[https://www.theguardian.com/culture/2003/feb/11/artsfeatures.tatebritain A beautiful friendship]". ''[[The Guardian]]'', 11 tháng 2 năm 2003. Bản lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2008.</ref> Cách thức trưng bày bức tranh đã đóng góp một phần vào việc này. Tại Paris, nó được treo tại Salon Carré ở một vị trí khá cao, một lỗi mà Géricault đã nhận ra khi ông nhìn thấy tác phẩm được các thợ nghề đặt bức tranh vào vị trí. Điều này không xảy ra ở Luân Đôn, vì nó được đặt khá sát nền nhà, giúp nó có thể phô diễn hết sự hoành tráng của mình. Ngoài ra cũng có những lý do khác có thể đã khiến nó trở nên nổi tiếng ở Anh như vậy, bao gồm "sự tự khen quốc gia",<ref name="Riding2">{{harvnb|Riding|2003|p=68-73}}</ref> sự hấp dẫn của bức tranh như là một phương tiện giải trí khủng khiếp<ref name="Riding2" /> và hai vở kịch dựa trên các sự kiện xảy ra với chiếc bè bằng rất nhiều chi tiết từ tác phẩm của Géricault diễn ra trùng thời điểm của cuộc triển lãm.<ref>{{harvnb|Riding|2004|p=26}}</ref> Thông qua triển lãm Luân Đôn, Géricault đã kiếm được gần 20.000 franc, đó là phần của ông nhận được từ khoản lợi nhuận thu về từ tiền vé và nhiều hơn đáng kể so với số tiền mà ông sẽ được trả nếu chính phủ Pháp mua tác phẩm này. Sau triển lãm Luân Đôn, Bullock đã mang bức tranh đến [[Dublin]] vào đầu năm 1821. Tuy nhiên, nó đã gặt hái được ít thành công hơn tại cuộc triển lãm đó, chủ yếu là do sự góp mặt của một bức tranh toàn cảnh cùng chủ đề với tên gọi "Xác tàu Medusa" của công ty anh em Marshall, được cho là đã vẽ dưới sự chỉ đạo của một trong những người sống sót sau thảm họa.<ref>Crary, Jonathan, "Géricault, the Panorama, and Sites of Reality in the Early Nineteenth Century," ''Grey Room'' Số 9 (Thu năm 2002), 16–17.</ref>
 
[[File:Raft-of-the-Medusa-copy.jpg|thumb|left|Bản sao kích cỡ thật của Pierre-Désiré Guillemet và Étienne-Antoine-Eugène Ronjat, 1859–60, 493&nbsp;cm × 717&nbsp;cm, Bảo tàng Picardie, [[Amiens]]<ref name=smith/>]]
Dòng 121:
 
Vào một thời điểm giữa năm 1826 và năm 1830, họa sĩ người Mỹ [[George Cooke]] (1793–1849) đã tạo một bản sao của bức tranh với kích thước nhỏ hơn (130.5 x 196.2&nbsp;cm; khoảng 4&nbsp;ft × 6&nbsp;ft). Bức tranh đã được mang đi trưng bày tại [[Boston]], [[Philadelphia]], [[Thành phố New York|New York]] và [[Washington DC]] trước những đám đông có hiểu biết về những tranh cãi xung quanh vụ đắm tàu. Bức tranh đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và trở thành nguồn cảm hứng của các vở kịch, thơ, các buổi biểu diễn và thậm chí là cả một cuốn sách thiếu nhi.<ref>
Athanassoglou-Kallmyer, Nina & De Filippis, Marybeth. "[https://www.19thc-artworldwide.org/spring07/46-spring07/spring07article/140-new-discoveries-an-american-copy-of-gericaults-raft-of-the-medusa New Discoveries: An American Copy of Géricault's Raft of the Medusa?]". [[:en:New York Historical Society|New York Historical Society]]. Bản lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2008.
</ref> Nó được một cựu đô đốc tên là Uriah Phillips mua lại. Vào năm 1862, ông đã chuyển giao nó lại cho [[New-York Historical Society]], nơi nó bị phân loại sai thành một tác phẩm của một vị họa sĩ nổi tiếng khác của Hoa Kỳ là [[Gilbert Stuart]]. Sai lầm này vẫn không được phát hiện cho tới tận một cuộc điều tra diễn ra vào năm 2006 do Nina Athanassoglou-Kallmy, giáo sư lịch sử nghệ thuật tại [[Đại học Delaware]], chỉ đạo. Bộ phận bảo tồn của trường đại học đã tiến hành phục chế lại tác phẩm này.<ref name=moncure>Moncure, Sue. "[http://www.udel.edu/PR/UDaily/2007/nov/medusa111406.html The case of the missing masterpiece]". [[:en:University of Delaware|Đại học Delaware]], 14 tháng 1 năm 2006. Bản lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2008.</ref>
 
Do tác phẩm gốc Géricault đang trong tình trạng xuống cấp, bảo tàng Louvre vào những năm 1859–1860 đã ủy quyền cho hai nghệ sĩ người Pháp, Pierre-Désiré Guillemet và Étienne-Antoine-Eugène Ronjat tạo ra một bản sao kích thước giống hệt bản gốc nhằm phục vụ các buổi triển lãm.<ref name=smith>Smith, Roberta. "[https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9A02EEDF173FF933A25753C1A9659C8B63&sec=&spon=&pagewanted=all Art Review; Oui, Art Tips From Perfidious Albion]". ''[[The New York Times]]'', 10 tháng 10 năm 2003. Bản lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2009.</ref>