Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 87:
Cuộc chiến [[Trịnh-Nguyễn phân tranh|Trịnh Nguyễn phân tranh]] kết thúc năm [[1672]] và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các [[chúa Trịnh]] khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các [[chúa Nguyễn]] dần dần sáp nhập vương quốc [[Chiêm Thành]] và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc [[Chân Lạp]]. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là [[Xiêm]]. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ [[Đàng Trong]] về phía Nam.
 
Từ giữa [[thế kỷ 18]], người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở [[Đàng Ngoài]] lẫn [[Đàng Trong]]. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa [[Nguyễn Hữu Cầu|quận He]] ([[Nguyễn Hữu Cầu]]), [[Nguyễn Danh Phương|quận Hẻo]] ([[Yasuo|Nguyễn Danh Phương]]), [[chàng Lía]], [[Hoàng Công Chất]]... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như [[Trịnh Doanh]] ở Đàng Ngoài và [[Nguyễn Phúc Khoát]] ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.
 
Cuối đời chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]], ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. [[Lê Quý Đôn]] trong ''[[Phủ biên tạp lục]]'' có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: ''“… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”''.<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/thu-ngo-gui-ong-tran-duc-cuong-chu-tich-hoi-khoa-hoc-lich-su-viet-nam/</ref> Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của [[chúa Nguyễn]] đã sắp đến hồi kết.