Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niết-bàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 38:
Trong một số kinh sách khác, Niết-bàn được hiểu là sự "an lạc" nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (sa. ''duḥkha'', pi. ''dukkha'').
 
=== Niết-bàn theo quan điểm Tiểucủa thừaPhật Thích Ca ===
TrongĐức [[Tiểu thừa]] (sa. ''hīnayāna''), người taPhật phân biệt hai loại Niết-bàn:
 
# Hữu dư niết-bàn (有餘涅槃; sa. ''sopadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''savupadisesa-nibbāna''): Niết-bàn còn sắc thân, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn [[Ngũ uẩn]], còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Tiểu thừa mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. ''apratiṣṭhita-nirvāṇa'') của Đại thừa.
# Vô dư niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. ''nirupadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''anupadisesa-nibbāna''): là Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ (sa., pi. ''āyatana''), mười tám giới (sa., pi. ''dhātu'') và các Căn (sa., pi. ''indriya''). Niết-bàn vô dư đến với một vị [[A-la-hán]] sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. ''parinirvāṇa'').