Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Inca”

Chiến tranh kế vị trước thềm cuộc xâm lược của Tây Ban Nha
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Short description|War of succession just before the Spanish conquest}} {{Infobox military conflict |conflict='''Nội chiến Inca''' |image=Image:Ataw Wallpa…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:29, ngày 16 tháng 5 năm 2020

Nội chiến Inca, còn được gọi là Chiến tranh triều đại Inca, Chiến tranh kế vị Inca, hoặc, đôi khi Lưỡng huynh đệ chi chiến là một cuộc chiến giữa HuáscarAtahualpa, hai người con trai của vị Inca quá cố Huayna Capac, nhằm tranh giành ngôi báu.[1]:146–149[2] Cuộc chiến theo sau cái chết của Huayna Capac vào năm 1527, mặc dù không chính thức cho đến năm 1529, và kéo dài đến năm 1532. Huáscar khởi binh do ông cho mình là người kế thừa xứng đáng. Bất kể tính hợp pháp, Atahualpa chứng tỏ rằng ông vượt trội hơn hẳn về mặt chiến thuật so với người anh trai có đội quân hùng mạnh tại Cuzco trong cuộc chiến.[3] Các nguồn sử liệu cho các ghi chép chi tiết khác nhau về cuộc chiến.

Nội chiến Inca
Emperor Atahualpa, the victorious brother, had a short reign as emperor.
Hoàng đế Atahualpa chiến thắng anh trai và lên ngôi.
Thời gian1529 – Tháng Tư, 1532
Địa điểm
Kết quả Atahualpa chiến thắng; đế quốc Inca thống nhất dưới sự cai trị của ông
Bất ổn chính trị dẫn đến cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha
Tham chiến
Huáscar và đồng minh Atahualpa và đồng minh
Chỉ huy và lãnh đạo
Huáscar (POW)
Atoc 
Hango 
Topa Atao (POW)
Ullco Colla 
Tito Atauchi
Uampa Yupanqui
Guanca Auqui
Agua Panti
Paca Yupanqui
Atahualpa
Chalcuchimac
Quizquiz
Rumiñawi
Ukumari
Tomay Rima  
Lực lượng
~400,000;
100,000 quân Cañari
Ban đầu 50,000–100,000 chiến binh
đỉnh điểm 250,000
Thương vong và tổn thất
Ít nhất 100,000 tử trận
Tumebamba bị hủy diệt
Không rõ

Nguyên nhân

 
Lãnh thổ kiểm soát của Atahualpa. Tương đồng với tỉnh Chinchay Suyu của Đế quốc Inca.
 
Hoàng đế Huáscar, đại bại dưới tay em trai của mình

Từ năm 1524-1526, Francisco Pizarro đem theo 62 kỵ binh và 106 bộ binh Tây Ban Nha đi thám hiểm Nam Mỹ.[4][5] Bệnh đậu mùa từ đây mà được du nhập vào nội địa, gây bệnh dịch trên toàn cõi Inca. Sapa Inca Huayna Capac thân chinh lên bắc để điều tra về những kẻ lạ mặt này. Mặc dù chưa gặp mặt một người Tây Ban Nha nào, vị hoàng đế mắc bệnh đậu mùa và mất vào năm 1527. Con trai cả và người thừa kế của ông, Ninan Cuyochi, cũng băng hà ngay sau đó.[6] Vì vậy, đế quốc lúc đó không có người kế thừa hợp pháp.[7] Lựa chọn giờ đây sẽ là giữa hai người con trai cùng cha khác mẹ của Huayna Capac, Huáscar và Atahualpa.

Huáscar được phong vương bởi Huayna Capac,[8] và được giới quý tộc ở Cuzco, giới tôn giáo và nhiều nhân vật chính ủng hộ. Ông là người Inca "thuần khiết" nhất, bởi vì cha mẹ ông, Huayna Capac và Chincha Ocllo, là anh em ruột.[9] Huascar được miêu tả là người nóng nảy, hoang tưởng và thiếu tôn trọng luật pháp và phong tục.

Thân mẫu của Atahualpa, Paccha, không phải người hoàng gia (mặc dù sinh ra trong hoàng tộc Shyri) và là con gái của Cacha Shyri Duchicela, cựu thủ lĩnh chống đối cuộc bắc phạt của người Inca.[10] Do tính tình ôn hòa nên được lòng của người phương Bắc. Ông được mô tả là người tài trí từ nhỏ.

Giới quý tộc coi Atahualpa không có quyền thừa kế. Huáscar cảm thấy bị xúc phạm khi một "thằng con hoang" thậm chí vẫn được xem xét cho ngôi vị Sapa Inca. [11]

Huáscar được lên ngôi,[12] nhưng vẫn thấy bị đe dọa bởi Atahualpa.[13]

Diễn biến

Ngay sau khi Huáscar tuyên bố lên ngôi, ông bắt tất cả thần dân phải thề trung thành với ông. Atahualpa gửi những vị tướng đáng tin cậy nhất của ông đến Cuzco, cùng với những món quà xa xỉ bằng vàng và bạc (như thông lệ). Nghi ngờ, Huáscar khước từ món quà của Atahualpa.[15] Cáo buộc Atahualpa tội làm loạn, Huáscar ra lệnh giết một số sứ giả, và gửi một vài người về ăn mặc như phụ nữ. Atahualpa tuyên chiến. Ngay trước khi người Tây Ban Nha đến Cajamarca, Atahualpa phái quân tới Cusco để bắt Huáscar.

Huáscar huy động binh lực chuẩn bị chiến tranh. Các tướng Chalcuchimac, QuizquizRumiñawi, được cho là đã được sinh ra ở phương bắc, và do đó tạo phản và gia nhập phe Atahualpa.[17] Atahualpa lúc này đã tập hợp quân đội đế quốc ở Quito, khu vực phía Bắc mà ông kiểm soát. Cũng chính tại nơi đây, Atahualpa lập thủ đô mới nơi người dân ủng hộ ông nhất.

Khi biết tin này, Huáscar bắc chinh và đột kích Tumebamba. Quân Cañari địa phương hỗ trợ cuộc tấn công này, nhằm trục xuất nguồn lực đế quốc gần nhất, với mục đích hất cẳng Inca ra khỏi khu vực này hoàn toàn. Atahualpa bị bắt và bị cầm tù. Trong khi quân Huáscar ăn mừng, họ say xỉn và cho phép một người phụ nữ vào gặp Atahualpa. Bà ta lẻn vào một công cụ giống cái khoan mà ông sử dụng tối hôm đó để đục một cái hố và trốn thoát.[20] Ông ngay lập tức tập hợp binh lính chuẩn bị phản công.[21]

Từ năm 1531-1532, nhiều cuộc giao tranh diễn ra.[22] Ngay sau khi trốn thoát, Atahualpa di quân về phía nam đến thành phố Ambato.[23] Ở đó, trên vùng đồng bằng Mochacaxa, họ chạm mặt quân của Huáscar, đánh bại họ,[24] bắt và giết nhiều binh lính và thậm chí cả tướng quân, Atoc bị tra tấn bằng phi tiêu và mũi tên.[25] Atahualpa biến hộp sọ của Atoc thành một "cốc uống nước mạ vàng, mà người Tây Ban Nha sau này cho rằng Atahualpa vẫn còn sử dụng bốn năm sau đó" [26]

Sau chiến thắng này, Atahualpa tiếp tục nam tiến vào vùng đất của anh trai, chiến thắng mọi cuộc chạm trán. Khi ông đến thành Cajamarca, Atahualpa phái phần lớn quân đội của ông đi trước, dẫn đầu bởi các tướng lĩnh, trong khi ông ở lại trong sự an toàn của thành phố và hay tin những người Tây Ban Nha đang tiến vào nội địa.[28]

Quân đội của Atahualpa đã vào đất của Huáscar và giành chiến thắng tại Bonbon và Jauja. Trận chiến trên sườn đồi Vilcas dường như ủng hộ Huáscar đang đóng quân trong một thành đá trên đỉnh đồi, nhưng ông ta lại quyết định rút lui. Quân Atahualpa chiến thắng tại Pincos, Andaguayias, tại Curaguaci và Auancay phía tây bắc của Cuzco, tại Limatambo, khoảng 20 dặm từ Cuzco, và Ichubamba, nơi quân của Huáscar tháo chạy.[29] Năm 1532, khi Cuzco bị đe dọa, "Huáscar đã phái một đội quân khác nghênh chiến với Atahualpa, nhưng bất thành và bị đánh tan". Sau trận chiến đó, Huáscar bị bắt.[30] Quân đội của Atahualpa đã chiến thắng và gửi tin về Cajamarca báo cáo chiến thắng cho vị hoàng đế mới.

Tham khảo

  1. ^ Prescott, W.H., 2011, The History of the Conquest of Peru, Digireads.com Publishing, ISBN 9781420941142
  2. ^ Hemming, The Conquest, p. 29.
  3. ^ MacQuarrie, The Last Days, p. 50.
  4. ^ Davies, The Incas, p.186
  5. ^ Davies, The Incas, p.186
  6. ^ Davies, The Incas, p.181
  7. ^ Davies, The Incas, p.181
  8. ^ Hemming, The Conquest, p. 28.
  9. ^ Von Hagen The Inca of Pedro, p. 52.
  10. ^ D'Altroy, The Incas, p.77
  11. ^ Hemming, The Conquest, p. 29.
  12. ^ Davies, The Incas, p.182
  13. ^ De la Vega, Royal Commentaries of the Incas