Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
|Hình=Shang Xi, Guan Yu Captures General Pang De.JPG|thumb|250px|
|Cỡ hình=
|Chú thích hình= Hình vẽ Quan Vũ (áo xanh) cùng Quan Bình (mặt trắng), Châu Thương (cầm đao) bắt được [[Bàng Đức]] (mặc bỉmkhố)
|Tên thật= Quan Vũ ([[giản thể]]: 关羽, [[phồn thể]]: 關羽)
|Tự= Trường Sinh (長生)<br />Vân Trường (雲長)
Dòng 29:
Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, ''"sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ"''<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 614</ref> "có tài và có nghề"<ref name=":1" />, nhưng "thiếu đầu óc chính trị và nhãn quan chiến lược"<ref name=":3" />, "hữu dũng vô mưu"<ref name=":2" /> Về tính cách, ông có nhược điểm là kiêu căng ngạo mạn, "thích mắng chửi người khác", "phóng túng, ngây thơ",<ref name=":1" /> làm được "đại hiệp giang hồ" chứ không làm nổi "đại soái";<ref name=":3" /> nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được dân gian coi là một biểu tượng của những đức tính ''"Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục"''.
 
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực [[Đông Á]], hình tượng '''Quan Công''' (關公) đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ [[nhà Tùy]] ([[581]]-[[618]]), tiểu thuyết hóa trong [[Tam quốc diễn nghĩa]] ([[thế kỷ 14]]) của [[La Quán Trung]], được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như [[kịch]], [[chèo]], [[tuồng]] v.v... và sau này là [[phim điện ảnh|phim ảnh]], với những chiến tích (cả có thật lẫn [[hư cấu]]) và phẩm chất đạo đức được đề cao. Hơn 500 năm sau khi chết và chỉ được thờ trong các miếu cô hồn ở địa phương, vào năm [[782]], Quan Vũ được [[Đường Đức Tông]] đưa vào Võ miếu; sau đó lại được các hoàng đế [[nhà Tống]], [[nhà Nguyên]], [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] phong tước, phong đế, được thờ cúng ở nhiều nơi. Nhờ [[Thanh Thái Tổ]] là [[người hâm mộ]] [[tiểu thuyết]] [[Tam quốc diễn nghĩa]],<ref name="NDT3Q"/> vào [[thế kỷ 17]] ông được các [[hoàng đế]] [[nhà Thanh]] (1636–1912) tôn vinh là ''Võ thánh'' (ngang với ''Văn thánh'' [[Khổng Khâu]]). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại [[Đế vương miếu]] (được [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại), và phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây [[thanh long yển nguyệt]] đao và/hoặc cưỡi [[ngựa Xích Thố|ngựa xích thố]].
 
== Thời trẻ ==