Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Quốc ngữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không đưa suy diễn cá nhân vào đây. Đã lùi lại sửa đổi của Cocacolakogas (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 841:
*Có nhất thiết phải căn cứ theo cách đọc trong ngôn ngữ gốc của từ được phiên âm để phiên âm sang tiếng Việt không? Nếu không thể tìm ra được cách đọc trong ngôn ngữ gốc mà chỉ biết được một số cách đọc khác nhau trong một số ngôn ngữ thì nên dựa theo cách đọc của ngôn ngữ nào?
*Nên viết liền hay viết tách rời có dấu cách hay viết tách rời không có dấu cách các âm tiết của một từ có nhiều âm tiết? Ví dụ như: nên viết là "phốt-pho", "phốtpho" hay "phốt pho"? Nếu viết liền thì làm thế nào để phân biệt các âm tiết, không bị đọc sai. Ví dụ như: "Xuphanuvông" đọc là "Xu-pha-nu-vông" hay "Xu-phan-u-vông"?
*Với địa danh không phải ở Trung Quốc nhưng lâu nay được mọi người quen gọi bằng tên gọi Hán Việt qua chữ Hán được [[Tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] phiên âm ra, có cần dịch lại cho sát hơn với tên gọi trong ngôn ngữ gốc hay tiếng Anh không? Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức... thành Turkey, France, Deutschland. Điều này giống như [[Tiếng Nhật]], mặc dù vẫn sử dụng chữ Hán nhưng tên các quốc gia trong tiếng Nhật thường đọc thẳng phiên âm từ tên gốc thay vì dùng âm Hán-Nhật (on'yomi) đọc chữ Hán qua tên được phiên âm bằng tiếng Trung. Thậm chí ngay cả "Việt Nam" vốn là một từ Hán-Việt, nên đương nhiên có thể viết bằng chữ Hán là 越南 (estu'nan) rất sát nghĩa, nhưng hiện nay tiếng Nhật lại phiên âm trực tiếp "Việt Nam" thành ベトナム (betonamu) và sử dụng phổ biến.
*Với những từ gốc Hán thì trường hợp nào nên phiên âm theo âm Hán Việt, trường hợp nào nên phiên âm theo cách đọc trong tiếng Trung Quốc? Nếu phiên âm theo âm Hán Việt nhưng không thể biết được từ cần phiên âm có âm Hán Việt là gì thì sẽ phải dịch như thế nào?
*Nếu từ cần phiên âm mang một thanh điệu mà tiếng Việt không có thì từ này khi phiên âm sang tiếng Việt nên cho nó mang thanh điệu gì?