Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngôn ngữ cơ thể”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
Không được nhầm lẫn ngôn ngữ cơ thể với [[ngôn ngữ ký hiệu]], vì ngôn ngữ ký hiệu là những ngôn ngữ đầy đủ như ngôn ngữ nói và có hệ thống [[ngữ pháp]] phức tạp của riêng nó, cũng như thể hiện được các đặc tính cơ bản có trong tất cả các ngôn ngữ<ref>[[Edward Klima|Klima, Edward S.]]; & [[Ursula Bellugi|Bellugi, Ursula]]. (1979). ''The signs of language''. Cambridge, MA: Harvard University Press. {{ISBN|0-674-80795-2}}.</ref><ref>Sandler, Wendy; & Lillo-Martin, Diane. (2006). Sign Language and Linguistic Universals. Cambridge: Cambridge University Press.</ref>. Ngược lại, ngôn ngữ cơ thể không có [[ngữ pháp]] và phải được diễn giải áng chừng, thay vì có ý nghĩa tuyệt đối tương ứng với một hành vi nhất định, vì vậy nó không phải là một ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu<ref name=barfield>Barfield, T (1997). ''The dictionary of anthropology''. Illinois: Blackwell Publishing.</ref> và được gọi là "ngôn ngữ" chỉ vì văn hoá phổ biến đã quen gọi như vậy.
 
Trong một [[cộng đồng]] nhất định, có những diễn giải ngôn ngữ cơ thể theo cách riêng. Các diễn giải này có thể khác nhau giữa các [[quốc gia]] và giữa các nền [[văn hoá]], chi tiết hơn có thể thấy sự khác biệt ờ phạm vi địa vị xã hội, nghề nghiệp, v.v...Về lưu ý này, có tranh cãi về tính phổ quát của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể, với tư cách là một nhánh của giao tiếp phi ngôn ngữ, bổ sung cho giao tiếp bằng lời nói trong tương tác xã hội. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu kết luận rằng giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm phần lớn thông tin trao đổi trong tương tác giữa các cá nhân.<ref>Onsager, Mark. [http://www.body-language-dictionary.com] "Understanding the Importance of Non-Verbal Communication"], ''[[Body Language Dictionary]]'', New York, ngày 19 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.</ref> Nó giúp thiết lập mối quan hệ giữa hai người và điều chỉnh sự tương tác. Nhưng với xuất phát điểm từ lịch sử lâu dài, một phần ngôn ngữ cơ thể gắn với tập tính đặc trưng của loài (bản năng, giống với mọi người ở mọi nền văn hóa), một số kiểu cử chỉ khác được học hỏi từ môi trường xã hội (văn hóa). Điều này làm nảy sinh một số bất cập trong thời đại toàn cầu hóa nơi các nền văn hóa xa lạ có nhiều điều kiện tương tác với nhau hơn. Một bất cập khác là với giới hạn tự nhiên của cơ thể, chỉ một số ít hành động, trạng thái, tính chất, phương hướng, cảm xúc và thông tin có thể được diễn tả trọn vẹn bằng ngôn ngữ cử chỉ. Với các khái niệm hoặc tổ hợp thông tin lớn hoặc trừu tượng thì ngôn ngữ cơ thể không diễn tả được. Trong xã hội hiện đại việc khác biệt trình độ văn hóa - học vấn - chuyên ngành khiến con người sử dụng nguồn lực của não bộ trong việc chú ý và cố gắng hiểu hoặc ghi nhớ nội dung thông hơn là chú ý đến biểu hiện cơ thể. Một chênh lệch khác nữa với những người có khả năng và kỹ năng giao tiếp do yêu cầu nghề nghiệp hoặc được huấn luyện (diễn viên, chính trị gia, diễn giả, kẻ lừa đảo,...) có khả năng sử dụng tin tế hơn các biểu hiện cử chỉ nhằm gia tăng tính thuyết phục cho thông điệp của mình. Tất cả khiến cho việc hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể vốn là bản năng ở con người lại phải được trau dồi lại ở một cấp độ khác tinh tế hơn để làm chủ được kỹ năng giao tiếp thời hiện đại.
 
==Tập tục chào hỏi ở một số quốc gia==