Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sumer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Nền văn minh Sumer trải qua một số giai đoạn chính. Thời kỳ Uruk cuối cùng (k. 3400–3100 TCN) đánh dấu sự ra đời của chữ viết, cùng với thể chế nhà nước và thành thị, lan tỏa ảnh hưởng văn hóa từ miền nam Lưỡng Hà đến các khu vực lân cận. [[Sơ kỳ triều đại Lưỡng Hà|Các triều đại đầu tiên]] (k. 2900–2340 TCN) bao gồm nhiều tiểu vương quốc độc lập cùng tồn tại và đối nghịch, thường được gọi là các "[[thành bang]]" ([[Uruk]], [[Ur (thành phố)|Ur]], [[Lagash]], [[Umma|Umma-Gisha]], [[ Kish (Mesopotamia)|Kish]],...). Cuối cùng chúng được thống nhất bởi [[Đế quốc Akkad|Đế chế Akkad]] (k. 2340–2190 TCN), cai trị bởi người Semit từ phía Bắc và bao gồm toàn bộ Lưỡng Hà cùng một số khu vực lân cận. Sau sự sụp đổ của đế chế Akkad, [[triều đại thứ ba của Ur]] (k. 2112–2004 TCN) của người bản địa Sumer nổi dậy và thống trị hầu hết Lưỡng Hà, là sự "phục hưng Sumer" cuối cùng trong lịch sử khu vực. Trong giai đoạn này, tiếng Sumer đã không còn là ngôn ngữ chính nhưng vẫn là ngôn ngữ của giới thượng lưu.
 
Sau khi nền văn minh Sumer được tái phát hiện vào thế kỉ 19, các tư liệu khảo cổ cho thấy người Sumer có ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn minh cổ đại sau này, đặc biệt là ở Lưỡng Hà. Tuy họ không phải thànhnhân phầntố duy nhất, song người Sumer đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nền văn minh Lưỡng Hà. Đặc biệt, họ đã góp phần xây dựng những [[nhà nước]] đầu tiên với thể chế và chính quyền phức tạp, phát triển những xã hội thành thị đầu tiên cũng như các kỹ thuật khác nhau trong các lĩnh vực [[nông nghiệp]], [[xây dựng]], [[luyện kim]] và [[thương mại]]. [[Hệ đếm|Hệ thống số đếm]] của người Sumer có ảnh hưởng đến những nền văn hóa sau này và vẫn được áp dụng cho đến tận ngày nay.
 
== Định nghĩa Sumer ==
Dòng 235:
== Văn hóa xã hội ==
[[Tập tin:Royal_Tombs_of_Ur_Objects_from_tomb_PG_580.jpg|liên_kết=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20tin:Royal_Tombs_of_Ur_Objects_from_tomb_PG_580.jpg|nhỏ|Dao găm vàng từ lăng mộ Sumer PG 580, Nghĩa trang Hoàng gia tại Ur . ]]
 
=== Chính quyền ===
Đứng đầu các thành bang Sumer là vua,{{Refn||group=Note}} thường được gọi là {{Lang|sux|<tt>lugal</tt>}} ("ông lớn"), hoặc nhiều danh hiệu khác tại [[Sơ kỳ triều đại Lưỡng Hà|các triều đại đầu tiên]] như {{Lang|sux|<tt>ensí</tt>}} ở [[Lagash]], {{Lang|sux|<tt>en</tt>}} ở [[Uruk]].<ref>B. Lafont dans {{Harvard citation no brackets|Sumer|1999-2002}}, col. 157-159.</ref><ref>{{Harvard citation no brackets|Wilcke|2003}}.</ref> Vua được coi là đại diện dưới hạ giới của các vị thần, có thể là vị thần tối cao [[Enlil]], hoặc các vị thần bảo hộ thành bang như [[ Ningirsu|Ningirsu]] ở [[Lagash]], hoặc các vị thần có thuộc tính hoàng gia như [[ Inanna|Inanna]]. Theo quan niệm của người Sumer, sau trận [[đại hồng thủy]], vị vua đã "giáng thế" để làm trung gian giữa con người và các vị thần, và được chọn lựa theo ý muốn của thần. Do đó, hoàng gia Sumer có tính thiêng liêng, là người thờ phụng quan trọng nhất, đảm nhận việc xây dựng hoặc trùng tu các đền thờ lớn nhất.<ref name="roi">{{Harvard citation no brackets|Postgate|1992}} ; B. Lafont dans {{Harvard citation no brackets|Sumer|1999-2002}}, col. 157-160 ; F. Joannès, « Roi », dans {{Harvard citation no brackets|Joannès (dir.)|2001}} ; {{Harvard citation no brackets|Charvát|2007}}.</ref> Vua được coi là sở hữu toàn bộ vương quốc và là người thực hiện công lý. Ông ta cũng là thống lĩnh quân đội, ngay cả khi không có chiến tranh.<ref name="roi3">{{Harvard citation no brackets|Postgate|1992}} ; B. Lafont dans {{Harvard citation no brackets|Sumer|1999-2002}}, col. 157-160 ; F. Joannès, « Roi », dans {{Harvard citation no brackets|Joannès (dir.)|2001}} ; {{Harvard citation no brackets|Charvát|2007}}.</ref>
 
=== Đời sống ===
[[Tập tin:Reconstructed sumerian headgear necklaces british museum.JPG|thumb|right|Phục dựng vòng đội đầu và vòng cổ của phụ nữ trong một số ngôi mộ Sumer, Bảo tàng Anh]]