Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chế Bồng Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up using AWB
Dòng 52:
'''Po Binasuor''' hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi '''Chế Bồng Nga'''<ref group="Ghi chú">''Bunga'' trong tiếng Mã Lai có nghĩa là 'hoa' và "Chế" là phiên âm tiếng Việt của ''Cei'', một từ có nghĩa là "chú, bác" trong tiếng Chăm và thường được sử dụng để chỉ các vị tướng.</ref> ([[Hán-Việt]]: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 ÂL{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=282}}), theo cách gọi của người [[Người Ê Đê|Ê Đê]] và [[người Giarai|Giarai]] tại vùng [[Tây Nguyên]] là '''R'čăm B'nga''' (''Anak Orang Cham Bunga'', nghĩa là "Bông hoa ánh sáng của người Champa") '''Bhinethuor''', '''Che Bunga''' hay '''A Đáp A Giả''' ([[chữ Hán]]: 阿荅阿者, ''Ngo-ta Ngo-che'') trong các tài liệu Trung Hoa, là tên hiệu của vị vua thứ ba thuộc [[Vương triều Chăm Pa thứ Mười hai|vương triều thứ 12]] (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước [[Chiêm Thành]]. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.
 
Trong giai đoạn 1367–1389, ông từng 12 lần đưa quân [[Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396|Bắc phạt Đại Việt]] nhằm tái chiếm các vùng đất [[Châu Ô]] và [[Châu Lý]] vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua [[Chế Mân]]. Năm 1377, vua [[Trần Duệ Tông]] dẫn đại quân phản công vào đất Chiêm. Chế Bồng Nga nhử quân Đại Việt đến [[thành Đồ Bàn]], rồi đổ phục binh ra giết vua Trần Duệ Tông cùng phần lớn quân Việt. Thắng lợi này khiến triều đình Đại Việt khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là thượng hoàng [[Trần Nghệ Tông]], các vua Trần sau Duệ Tông, và bình chương [[Hồ Quý Ly|Lê Quý Ly]] bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô [[Thăng Long]].
 
Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong [[lịch sử Chăm Pa]]. Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.{{sfn|Coedès|1968|p=237-238}}
Dòng 99:
 
==Hậu Chế Bồng Nga==
Bị đánh bại năm 1390, tướng [[La Khải]] chiếm được xác Chế Bồng Nga đem đi [[hỏa táng]], rồi thu quân về nước.{{sfn|Trần Trọng Kim|1919|p=183}}<ref>Mộc bản Chính Hòa, tr. 180 tập II.</ref>{{sfn|Hardy|2009|p=68}} La Khải thu thập tàn quân rút về nước đi bộ men theo đường núi không dám rút bằng đường thủy. Sau khi quay trở về Đồ Bàn, La Khải tiếm xưng vương hiệu và chịu triều cống [[nhà Trần]] trở lại. Năm 1391, La Khải sai sứ sang xin nhà Minh thừa nhận nhưng [[Minh Thái Tổ]] nói với các quan bộ Lễ rằng: ''"Đây do viên quan soán nghịch! Đồ tiến cống đừng nhận. Trước đây viên quan Chiêm Thành là Các Thắng giết Vương nước này tự lập, nên cự tuyệt."''<ref>Minh Thực lục v. 7, t. 3157; Thái Tổ q. 214, t. 1a</ref>
 
Đến năm 1413, con của ông là Ba Đích Lại mới được nhà Minh tấn phong. Chính sách cai trị khắt khe của La Khải gây bất mãn trong nước. Vây cánh của Chế Bồng Nga đều bị La Khải thay bằng những tướng sĩ thân tín, con trai của Chế Bồng Nga tên Chế Ma Nô Dã Na cùng em là Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn. Cả hai được nhà Trần phong tước Hiệu chính hầu.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=283}} Năm 1397, một hoàng thân tên Chế Đà Biệt, em là Mộ Hoa, con là Gia Diếp cùng toàn thể gia quyến sang Đại Việt tị nạn. Chế Đà Biệt được Lê Quí Ly giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam của Đại Việt đề phòng những cuộc tấn công mới của quân Chiêm Thành.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=292}} Năm 1400, La Khải mất, con là [[Ba Đích Lại]] lên ngôi.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=297}}
Dòng 108:
Về Chế Bồng Nga, nhiều ý kiến thừa nhận là một ông vua anh hùng ít có của Chiêm Thành. Nhưng theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm cũng chỉ có tài của tướng cướp dữ tợn. Chế Bồng Nga dùng binh đi chinh chiến liên miên nhiều năm khiến nhân lực Chiêm Thành bị tổn thất nặng. Không đòi lại đất đai bị mất để kiến thiết lại, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và vội vã rút về, không lần nào ở lâu. Chế Bồng Nga không phải ông vua anh hùng chấn hưng, mở mang đất nước.{{sfn|Trần Xuân Sinh|2006|p=385}}
 
[[Hán học|Nhà Hán học]] người Pháp [[Georges Maspero]] trong cuốn ''La royaume de Champa'' ("''Vương quốc Champa''") đã xem giai đoạn 1360''–''1390 dưới triều Chế Bồng Nga là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa.<ref>{{chú thích sách|author1=Po Dharma|title=The History of Champa|page=5|accessdate =2017-02- ngày 10 tháng 2 năm 2017 |accessdate =2017-02- ngày 10 tháng 2 năm 2017}}</ref> Các sử gia người Việt như [[Ngô Sĩ Liên]] hay [[Ngô Thì Sĩ]] cũng phải gián tiếp thừa nhận tài năng của Chế Bồng Nga khi những cải cách của ông đã biến một nước Chăm đã suy yếu có thể quật khởi và đe doạ sự tồn vong của Đại Việt.{{sfn|Ngô Thì Sĩ|2001|p=105}} [[Trần Trọng Kim]] ghi rằng:{{sfn|Trần Trọng Kim|1919|p=175}}
<blockquote>"Vả bấy giờ ở nước Nam ta, vua Dụ-tông chỉ lo việc hoang-chơi, không tưởng gì đến việc Võ-bị; mà ở bên Chiêm thành thì có Chế bồng Nga 制 蓬 娥 là một ông vua anh-hùng, có ý đánh An-nam để rửa những thù trước. Vậy cho nên hết sức tập trận, luyện binh; bắt quân lính phải chịu khó-nhọc cho quen, dàn trận voi cho tiện đường lui tới: thắng thì cho voi đi trước để xông-đột, bại thì cho voi đi sau để ngăn giữ quân nghịch. Nhờ cách xếp đặt có thứ-tự, dụng binh có kỷ-luật như thế, cho nên quân Chiêm-thành từ đó mạnh lắm, sau đánh phá thành Thăng-long mấy lần, làm cho vua tôi nhà Trần phải kính-sợ mấy phen."</blockquote>
 
Dòng 134:
* {{citation|author=Trần Trọng Kim|authorlink=Trần Trọng Kim|title=Việt Nam sử lược|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c|edition=Nội các quan bản|year=1919|language=|publisher=Trung Bắc Tân Văn|location=[[Hà Nội]]|ref=harv}}
* {{citation|author=Trần Xuân Sinh|title=Thuyết Trần|url=https://books.google.de/books/about/Thuy%E1%BA%BFt_Tr%E1%BA%A7n.html?id=X4JuAAAAMAAJ&redir_esc=y|year=2006|language=|publisher=Nhà xuất bản Hải Phòng|location=[[Hải Phòng]]|ref=harv}}
* {{citechú bookthích sách | last = Hardy | first = Andrew David | title = Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam) | year = 2009 | publisher = NUS Press | location =| page = 440 | isbn = 9789971694517 | ref = harv }}
* {{citechú bookthích sách | last = Taylor | first = K. W.| title = A History of the Vietnamese | year = 2013 | publisher = Nhà Xuất bản Đại học Cambridge | location = Cambridge| page = 696 | isbn = 9780521875868 | ref = harv }}
* {{chú thích sách|last= Coedès|first= George|authorlink= George Coedès|editor= Walter F. Vella|others= trans.Susan Brown Cowing|title= The Indianized States of Southeast Asia|year= 1968|publisher= University of Hawaii Press|isbn= 978-0-8248-0368-1| ref = harv}}
* {{chú thích sách|last= Maspero|first= Georges|editor= |others= |title= The Champa Kingdom: The History of an Extinct Vietnamese Culture|year=2002|publisher= White Lotus Co., Ltd.|location = University of Michigan|isbn= 978-9747534993| ref = harv }}