Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
Cứ văn bản [[giáo sư]] [[Dương Quảng Hàm]] giới thiệu tại lần ấn hành duy nhất đến nay của Nhà xuất bản Văn Học, [[Hà Nội]] năm 1961, thì truyện gồm 786 câu [[thơ#Lục bát|lục bát]].<ref>[[Nguyễn Huệ Chi]] (tr. 1471) và [[Thanh Lãng]] (tr. 606) đều ghi giống Dương Quảng Hàm, tức truyện có 786 câu. Văn bản bằng chữ Quốc ngữ do nhà văn [[Nguyễn Văn Vĩnh]] ấn hành năm 1911 thì truyện gồm có 788 câu thơ lục bát và một bức thư Kính Tâm gửi cha mẹ.</ref>
===Tác giả===
Từ lâu, truyện thơ ''Quan Âm Thị Kính'' được xemcoi là của tác giả "khuyết danh", nhưng hiện nay có hai giả thuyết như sau:
*Theo nghiên cứu của [[Hoàng Thúc Trâm|Hoa Bằng]], thì tác giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp (? - ?), một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên Khiết, huyện [[Thọ Xương (huyện)|Thọ Xương]]; nay thuộc Hà Nội. Sau khi đỗ [[Giải nguyên]] năm Quý Dậu (1813), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ [[Thiên Trường]] (1829). Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn được. Nhờ [[Nguyễn Công Trứ]] bấy giờ đang làm Tham tán quân vụ ở [[Lạng Giang]] che chở, nên ông đến ẩn tu tại đây. Tác phẩm ''Quan Âm Thị Kính'' được ông sáng tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông. Ngoài ra,trong gia phả tại [[chùa Bổ Đà]] ghi, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong cảnh của Trang Tiên Lát (chùa Bổ Đà) để mô tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính.<ref>[http://vanhien.vn/spip.php?article672&lang=vi Cổ kính Bồ đà (Bắc Giang), Thanh Xuân, http://vanhien.vnl]</ref>
*Theo Gia phả họ Đỗ ở [[Bắc Ninh]] do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ ''Quan Âm Thị Kính'' do Đỗ Trọng Dư (1786 - 1868) sáng tác. Ông là người xã Đại Mão, huyện [[Siêu Loại]], xứ [[Kinh Bắc]]; nay thuộc tỉnh [[Bắc Ninh]]. Đỗ Hương cống năm 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ [[Quốc Oai]]. Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một Nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học. Chán nản với thế sự, ông đã viết ''Quan Âm Thị Kính'' để gửi gắm lòng mình. Năm 1876, con ông là [[Hương cống|cử nhân]] Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư).
 
Đề cập đến vấn đề tác giả, GS. [[Nguyễn Huệ Chi]] có ý kiến như sau:
:''Chưa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn. Cũng có thể cả hai người, Nguyễn Cấp vả Đỗ Trọng Dư đều có liên quan đến việc cho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính... Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng Dư là người soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm [[Tự Đức]] 21 (1868) <ref>Nguyễn Huệ Chi, ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1472.</ref>.''
===Tác phẩm===
Truyện cốt tả đức từ bi nhẫn nhục của bà Thị Kính, nhờ thế mà hóa [[Quan Âm]].
Dòng 72:
[[Tập tin:Quan âm chùa sẻ.jpg|nhỏ|222px|Tượng Quan Âm an tọa, chùa Sẻ, [[Hiệp Hạ]], [[Hà Nội]].]]
[[Tập tin:VoCheoQuanamThiKinh.jpg|nhỏ|222px|Chèo ''Quan Âm Thị Kính'' do soạn giả [[Vũ Khắc Khoan]] hiệu đính, diễn tại [[Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ]] [[Sài Gòn]] năm 1972.]]
''Quan Âm Thị Kính'' vốn thuộc nhóm tác phẩm được soạn cho mục đích biểu diễn [[sân khấu]], nhưng do điều kiện xã hội [[Việt Nam]] từ [[Pháp thuộc]] về trước chưa có điều kiện dàn dựng [[sân khấu]] quy mô lớn, nên các nhà trò thường chỉ chọn diễn vài phân cảnh hoặc thuần túy là màn độc thoại của nhân vật nào. Mãi đến [[thập niên 1950]], trong bối cảnh [[nghệ thuật]] [[sân khấu]] được đặt lên hàng ưu tiên phát triển [[văn hóa]] cấp quốc gia, mới có các đoàn [[nghệ thuật]] tại địa phận [[Việt Nam Cộng hòa]] dựng nguyên tuồng, ghép thêm lời nhạc và giai điệu cách tân. Đặc biệt, vở [[chèo]] ''Oan bà Thị Kính'' của ban Phụng Minh được [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|chính phủ]] thâu [[băng từ|băng]] phát cho các đại sứ quán hải ngoại làm quà đãi khách quốc tế và quảng bá [[văn hóa]] cổ truyền.
 
Tại [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], lão [[nghệ sĩ]] [[Trùm Thịnh]] đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở [[chèo]] ''Quan Âm Thị Kính'' hoàn chỉnh. Ngay sau đó, [[Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội|trường Ca kịch Dân tộc]] đưa vở này cùng vở ''[[Tấm Cám]]'' vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban [[chèo]] phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.
 
Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta tự ý sửa lại truyện Quan Âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như ''Truyện Thị Kính'' ở [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]], và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ ''Quan Âm Thị Kính''...<ref>Thông tin chép theo [[Nguyễn Huệ Chi]], ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1473.</ref>