Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 76:
Tại [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], lão [[nghệ sĩ]] [[Trùm Thịnh]] đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở [[chèo]] ''Quan Âm Thị Kính'' hoàn chỉnh. Ngay sau đó, [[Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội|trường Ca kịch Dân tộc]] đưa vở này cùng vở ''[[Tấm Cám]]'' vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban [[chèo]] phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.
 
[[Thập niên 1990]], lần đầu tiên [[Nhà hát Kịch Việt Nam]] cải biên ''Quan Âm Thị Kính'' sang [[thoại kịch]]. Nội dung là phần kế cốt truyện truyền thống, nhưng lược bỏ cái chết của tiểu Kính Tâm và mượn các yếu tố tác phẩm ''[[Lan và Điệp]]''. Nguyên rằng, Thiện Sĩ hối hận, bèn bổ đi khắp nơi tìm vợ. Khi gặp được tiểu Kính Tâm rồi, chàng nhận ra và thuyết phục, song Kính Tâm nhất mực cự tuyệt. Một hôm, Thị Mầu tình cờ quen Thiện Sĩ dưới gốc đa đầu làng, bèn mê mẩn và xin cha cho chàng ở rể. Đến hôm cưới, sư cụ dắt đứa trẻ nay đà lớn khôn tới dự, Mầu nhận ra con mình, sự việc vỡ lở và Thiện Sĩ hủy hôn bỏ về nhà. Ít lâu sau, tiểu Kính Tâm vì nuôi con "tu hú", cảm mạo mà mất, hóa [[Quan Âm]]. Sùng Thiện Sĩ thi đỗ, được bổ tri huyện, bèn sai người cất một ngôi chùa thờ Quan Âm Thị Kính.
 
Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta tự ý sửa lại truyện Quan Âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như ''Truyện Thị Kính'' ở [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]], và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ ''Quan Âm Thị Kính''...<ref>Thông tin chép theo [[Nguyễn Huệ Chi]], ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1473.</ref>