Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
| followed_by =
}}
'''Quan Âm Thị Kính'''<ref>Thông tin chép theo [[Nguyễn Huệ Chi]], ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1473.</ref> là cách gọi thông dụng một [[sử thi]] [[Hán Nôm]] ba hồi xuất hiện ở hậu kỳ [[trung đại]], có sức ảnh hưởng nhất định tới nền [[nghệ thuật]] [[sân khấu]] [[Việt Nam]] hiện đại. Đây cũng là tác phẩm có lượng tục bản và chuyển thể chỉ lớn sau ''[[Đoạn trường tân thanh]]''.
==Lịch sử==
Cứ văn bản [[giáo sư]] [[Dương Quảng Hàm]] giới thiệu tại lần ấn hành duy nhất đến nay của Nhà xuất bản Văn Học, [[Hà Nội]] năm 1961, thì truyện gồm 786 câu [[thơ#Lục bát|lục bát]].<ref>[[Nguyễn Huệ Chi]] (tr. 1471) và [[Thanh Lãng]] (tr. 606) đều ghi giống Dương Quảng Hàm, tức truyện có 786 câu. Văn bản bằng chữ Quốc ngữ do nhà văn [[Nguyễn Văn Vĩnh]] ấn hành năm 1911 thì truyện gồm có 788 câu thơ lục bát và một bức thư Kính Tâm gửi cha mẹ.</ref>
Dòng 72:
[[Tập tin:Quan âm chùa sẻ.jpg|nhỏ|222px|Tượng Quan Âm an tọa, chùa Sẻ, [[Hiệp Hạ]], [[Hà Nội]].]]
[[Tập tin:VoCheoQuanamThiKinh.jpg|nhỏ|222px|Chèo ''Quan Âm Thị Kính'' do soạn giả [[Vũ Khắc Khoan]] hiệu đính, diễn tại [[Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ]] [[Sài Gòn]] năm 1972.]]
''Quan Âm Thị Kính'' vốn thuộc nhóm tác phẩm được soạn cho mục đích biểu diễn [[sân khấu]], nhưng do điều kiện xã hội [[Việt Nam]] từ [[Pháp thuộc]] về trước chưa có điều kiện dàn dựng [[sân khấu]] quy mô lớn, nên các nhà trò thường chỉ chọn diễn vài phân cảnh hoặc thuần túy là màn độc thoại của nhân vật nào<ref>Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta tự ý sửa lại truyện Quan Âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như ''Truyện Thị Kính'' ở [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]], và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ ''Quan Âm Thị Kính''...</ref>. Mãi đến [[thập niên 1950]], trong bối cảnh [[nghệ thuật]] [[sân khấu]] được đặt lên hàng ưu tiên phát triển [[văn hóa]] cấp quốc gia, mới có các đoàn [[nghệ thuật]] tại địa phận [[Việt Nam Cộng hòa]] dựng nguyên tuồng, ghép thêm lời nhạc và giai điệu cách tân. Đặc biệt, vở [[chèo]] ''Oan bà Thị Kính'' của ban Phụng Minh được [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|chính phủ]] thâu [[băng từ|băng]] phát cho các đại sứ quán hải ngoại làm quà đãi khách quốc tế và quảng bá [[văn hóa]] cổ truyền. Tại [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], lão [[nghệ sĩ]] [[Trùm Thịnh]] đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở [[chèo]] ''Quan Âm Thị Kính'' hoàn chỉnh. Ngay sau đó, [[Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội|trường Ca kịch Dân tộc]] đưa vở này cùng vở ''[[Tấm Cám]]'' vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban [[chèo]] phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.
 
[[Thập niên 1990]], lần đầu tiên [[Nhà hát Kịch Việt Nam]] cải biên ''Quan Âm Thị Kính'' sang [[thoại kịch]]. Nội dung là phần kế cốt truyện truyền thống, nhưng lược bỏ cái chết của tiểu Kính Tâm và mượn các yếu tố tác phẩm ''[[Lan và Điệp]]''. Nguyên rằng, Thiện Sĩ hối hận, bèn bổ đi khắp nơi tìm vợ. Khi gặp được tiểu Kính Tâm rồi, chàng nhận ra và thuyết phục, song Kính Tâm nhất mực cự tuyệt. Một hôm, Thị Mầu tình cờ quen Thiện Sĩ dưới gốc đa đầu làng, bèn mê mẩn và xin cha cho chàng ở rể. Đến hôm cưới, sư cụ dắt đứa trẻ nay đà lớn khôn tới dự, Mầu nhận ra con mình, sự việc vỡ lở và Thiện Sĩ hủy hôn bỏ về nhà. Ít lâu sau, tiểu Kính Tâm vì nuôi con "tu hú", cảm mạo mà mất, hóa [[Quan Âm]]. Sùng Thiện Sĩ thi đỗ, được bổ tri huyện, bèn sai người cất một ngôi chùa thờ Quan Âm Thị Kính.
 
Cũng trong [[thập niên 1990]], [[Nhà hát Tuổi trẻ|Nhà hát Tuổi Trẻ]] dựa theo những yếu tố phổ biến của ''Quan Âm Thị Kính'' để dựng một vở [[Thoại kịch|kịch]] lấy bối cảnh trước thềm [[Cách mạng Tháng Tám]]. Đến [[thập niên 2000]], đạo diễn [[Lê Hùng]] lại chắp [[bút]] vở ''Oan thị Mầu''. [[Thoại kịch]] đầy yếu tố trào lộng sâu cay, trong đó, khắc họa mối thâm tình Thị Mầu - anh nô, tính cách láu táu của mẹ đốp, thói trưởng giả tham tàn của phú ông cùng những kệch cỡm lố lăng của bọn hào lý. Nhân vật tiểu Kính Tâm chỉ xuất hiện với vai trò phụ diễn và làm nổi bật cá tính nhân vật Thị Mầu.
 
Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta tự ý sửa lại truyện Quan Âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như ''Truyện Thị Kính'' ở [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]], và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ ''Quan Âm Thị Kính''...<ref>Thông tin chép theo [[Nguyễn Huệ Chi]], ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1473.</ref>
 
Ngoài ra ở [[Hoa Kỳ]] truyện Quan Âm Thị Kính cũng đã được Phạm Quân Phan soạn ra thể [[Opera]] và được Hiệp hội nghệ thuật và âm nhạc sáng tác Việt Mỹ ([[tiếng Anh]]: ''Vietnamese American Society for Creative Arts and Music'', viết tắt: VASCAM) bảo trợ trình diễn lại Musco Center thuộc Viện [[Đại học Chapman]] tại thành phố Orange, California vào Tháng Ba, 2018.<ref>[https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/hoi-vascam-gioi-thieu-dem-nhac-goc-nhin-qua-thoi-gian/ "Hội VASCAM giới thiệu đêm nhạc “Góc nhìn qua thời gian"]</ref>
Hàng 111 ⟶ 109:
===Tư liệu===
* [https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/chi-tiet-quan-am-thi-kinh-475/ Tư vấn tác phẩm Quan Âm Thị Kính]
* [https://www.baodanang.vn/channel/6059/201304/cua-so-tri-thuc-oan-thi-mau-va-oan-thi-kinh-2233605 Oan Thị Mầu và Oan Thị Kính]
[[Thể loại:Truyện thơ Việt Nam]]
[[Thể loại:Tác phẩm Nôm]]