Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
:''Chưa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn. Cũng có thể cả hai người, Nguyễn Cấp vả Đỗ Trọng Dư đều có liên quan đến việc cho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính... Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng Dư là người soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm [[Tự Đức]] 21 (1868) <ref>Nguyễn Huệ Chi, ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1472.</ref>.''
===Tác phẩm===
[[Tập tin:Quan âm chùa sẻ.jpg|nhỏ|phải|222px|Tượng Quan Âm an tọa, chùa Sẻ, [[Hiệp Hạ]], [[Hà Nội]].]]
Truyện cốt tả đức từ bi nhẫn nhục của bà Thị Kính, nhờ thế mà hóa [[Quan Âm]].
* '''Hồi I:''' Thị Kính phải oán lần đầu và đi tu (câu 001→370)
Dòng 75:
==Ảnh hưởng==
===Tục bản===
[[Tập tin:VoCheoQuanamThiKinh.jpg|nhỏ|trái|222px|Chèo ''Quan Âm Thị Kính'' do soạn giả [[Vũ Khắc Khoan]] hiệu đính, diễn tại [[Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ]] [[Sài Gòn]] năm 1972.]]
''Quan Âm Thị Kính'' vốn thuộc nhóm tác phẩm được soạn cho mục đích biểu diễn [[sân khấu]], nhưng do điều kiện xã hội [[Việt Nam]] từ [[Pháp thuộc]] về trước chưa có điều kiện dàn dựng [[sân khấu]] quy mô lớn, nên các nhà trò thường chỉ chọn diễn vài phân cảnh hoặc thuần túy là màn độc thoại của nhân vật nào<ref>Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta tự ý sửa lại truyện Quan Âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như ''Truyện Thị Kính'' ở [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]], và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ ''Quan Âm Thị Kính''...</ref>. Mãi đến [[thập niên 1950]], trong bối cảnh [[nghệ thuật]] [[sân khấu]] được đặt lên hàng ưu tiên phát triển [[văn hóa]] cấp quốc gia, mới có các đoàn [[nghệ thuật]] tại địa phận [[Việt Nam Cộng hòa]] dựng nguyên tuồng, ghép thêm lời nhạc và giai điệu cách tân. Đặc biệt, vở [[chèo]] ''Oan bà Thị Kính'' của ban Phụng Minh được [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|chính phủ]] thâu [[băng từ|băng]] phát cho các đại sứ quán hải ngoại làm quà đãi khách quốc tế và quảng bá [[văn hóa]] cổ truyền. Tại [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], lão [[nghệ sĩ]] [[Trùm Thịnh]] đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở [[chèo]] ''Quan Âm Thị Kính'' hoàn chỉnh. Ngay sau đó, [[Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội|trường Ca kịch Dân tộc]] đưa vở này cùng vở ''[[Tấm Cám]]'' vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban [[chèo]] phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.