Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 3:
| name = Đại Việt sử ký toàn thư
| title_orig = <big>''大越史記全書''</big>
| translator =
| image = [[File:DaiVietSuKyToanThu.png|200px]]
| image_caption = Bìa sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'', bản in ''Nội các quan bản''. Cột chữ bên phải là ''Vựng lịch triều chi sự tích'' nghĩa là "góp nhặt sự tích của các triều đại đã qua". Cột chữ bên trái là ''Công vạn thế chi giám hoành'' nghĩa là "nêu gương chung công lao của vạn đời".
Dòng 11:
| subject = [[Lịch sử Việt Nam]]
| pub_date = 1697<ref>Thời gian trong bài, nếu theo [[lịch Gregory đón trước]] và lịch [[Gregory]] thì viết bằng số (ví dụ ngày 1 tháng 11), nếu theo [[lịch Trung Quốc|âm lịch]] thì viết bằng chữ (ngày mùng một tháng một)</ref>
| english_pub_date =
| media_type =
| pages =
| isbn =
| oclc =
| dewey =
| congress =
| preceded_by = [[Đại Việt sử ký]]
| followed_by = [[Đại Việt sử ký tục biên]], [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]]
Dòng 26:
'''Đại Việt sử ký toàn thư''' bắt đầu được [[Ngô Sĩ Liên]], một vị sử quan làm việc trong [[Quốc sử quán (triều Hậu Lê)|Sử quán]] dưới thời vua [[Lê Thánh Tông]], biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử [[Việt Nam]] trước đó cùng mang tên [[Đại Việt sử ký]] của [[Lê Văn Hưu]] và [[Phan Phu Tiên]]. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 ([[1479]]), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại [[lịch sử Việt Nam]] từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm [[1427]] khi nhà [[Hậu Lê]] được thành lập và mang tên ''Đại Việt sử ký toàn thư''<ref name=a>{{harvnb|Viện Sử học|1965|p=5}}</ref>. Sau đó, dù đã hoàn thành, ''Đại Việt sử ký toàn thư'' không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua [[Lê Huyền Tông]], chúa [[Trịnh Tạc]] hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng [[Phạm Công Trứ]], sửa chữa bộ quốc sử của [[Ngô Sĩ Liên]], đồng thời sai biên soạn tiếp [[lịch sử Việt Nam]] từ năm [[1428]] đời vua [[Lê Thái Tổ]] đến năm [[1662]] đời vua [[Lê Thần Tông]] nhà [[Hậu Lê]]<ref name=a/>. Bộ sử của nhóm [[Phạm Công Trứ]], gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu [[Chính Hòa]] đời vua [[Lê Hy Tông]], chúa [[Trịnh Căn]] lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng [[Lê Hy]], tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm [[Phạm Công Trứ]], đồng thời biên soạn tiếp [[lịch sử Việt Nam]] từ năm [[1663]] đời vua [[Lê Huyền Tông]] đến năm [[1675]] đời vua [[Lê Gia Tông]] nhà [[Hậu Lê]]<ref name=a/>. Bộ quốc sử này lấy tên là ''Đại Việt sử ký toàn thư'', theo đúng tên mà sử gia [[Ngô Sĩ Liên]] cách đó gần hai [[thế kỷ]] đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm [[Đinh Sửu]], niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua [[Lê Hy Tông]], tức là năm [[1697]]<ref name=a/>.
 
Sau khi xuất bản, ''Đại Việt sử ký toàn thư'' tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở [[Việt Nam]] mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối [[thế kỷ 20]], ở [[Việt Nam]] xuất hiện các bản dịch ''Đại Việt sử ký toàn thư'' ra [[chữ quốc ngữ]], phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in ''Nội các quan bản'' - hiện đang lưu giữ tại thư viện [[Viện Viễn Đông Bác cổ]] Paris - do [[Nhà xuất bản Khoa học xã hội]] phát hành lần đầu năm [[1993]].
 
''Đại Việt sử ký toàn thư'' là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc [[Việt Nam]], là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa<ref>{{harvnb|Nguyễn Khánh Toàn|1993|p=}}</ref> và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của [[Việt Nam]] như [[Đại Việt sử ký tiền biên]], [[Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục]] đều được biên soạn dựa trên cơ sở của ''Đại Việt sử ký toàn thư''.
Dòng 121:
Đỗ Đồng [[Tiến sĩ xuất thân]] trong khoa thi năm [[Giáp Thìn]] niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 đời vua [[Lê Huyền Tông]] ([[1664]]), [[Lê Hy]] khi làm chủ trì biên soạn quốc sử đang làm Tham tụng, giữ chức Thượng thư [[bộ Hình]] kiêm quản lý Trung thư giám, tước Lai Sơn tử, đứng đầu quan lại trong triều đình bấy giờ. Đặc biệt, tham gia nhóm biên soạn lần này còn có tất cả năm vị Bồi tụng, đó là [[Nguyễn Quý Đức]], [[Nguyễn Công Đổng]], [[Vũ Thạnh]], [[Hà Tông Mục]] và [[Nguyễn Hành (quan văn)|Nguyễn Hành]]. Bảy người còn lại hoặc đang giữ chức Cấp sự trung ở Hộ khoa và Lại khoa hoặc làm việc trong Hàn lâm viện và Chiêu văn quán<ref name=h/>. Lẽ dĩ nhiên, tất cả họ đều đỗ Tiến sĩ Nho học qua các khoa thi. [[Nguyễn Trí Trung]] đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm [[Canh Tuất]] niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 đời vua [[Lê Huyền Tông]] ([[1670]]). [[Nguyễn Đương Bao]] đỗ ở khoa thi ba năm sau, niên hiệu Dương Đức thứ 2 năm [[Quý Sửu]] đời [[Lê Gia Tông]] ([[1673]]). Khoa thi năm [[Bính Thìn]] niên hiệu Vĩnh Trị thứ 1 đời [[Lê Hy Tông]] ([[1676]]), [[Nguyễn Quý Đức]] đỗ đầu. [[Trần Phụ Dực]] đăng khoa trong niên hiệu Chính Hòa thứ 4 năm [[Quý Hợi]] đời [[Lê Hy Tông]] ([[1683]]). [[Vũ Thạnh]], [[Nguyễn Công Đổng]] và [[Đỗ Công Bật]] là bạn đồng khoa trong khoa thi năm [[Ất Sửu]] niên hiệu Chính Hòa thứ 5 ([[1685]]). [[Nguyễn Hồ]], [[Nguyễn Hành (quan văn)|Nguyễn Hành]], [[Hà Tông Mục]] đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm [[Mậu Thìn]] niên hiệu Chính Hòa thứ 9 ([[1688]]). [[Nguyễn Mại]] và [[Ngô Công Trạc]] đỗ muộn nhất, họ đỗ trong khoa thi năm [[Tân Mùi]] niên hiệu Chính Hòa thứ 12 ([[1691]]) và khoa thi năm [[Giáp Tuất]] niên hiệu Chính Hòa thứ 15 ([[1694]]). Nhóm biên soạn lần này tập hợp được các vị soạn giả không những có học vấn uyên bác mà còn đầy quyền lực và danh vọng của triều đình vua Lê chúa Trịnh đương thời.
 
Nhóm [[Lê Hy]] có nhiệm vụ khảo đính bộ quốc sử là thành quả của nhóm [[Phạm Công Trứ]] trước đó ba thập kỉ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử từ năm Cảnh Trị thứ 1 đời [[Lê Huyền Tông]] ([[1663]]) đến năm Đức Nguyên thứ 2 đời [[Lê Gia Tông]] ([[1675]]) gồm 13 năm<ref name=h/>. Đối với việc khảo đính sử cũ, [[Lê Hy]] tự nhận mình chỉ "''chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy''" (訛者正之純者録之- ngoa giả chính chi, thuần giả lục chi) còn thế thứ, phàm lệ, niên biểu đều theo đúng như sử cũ<ref name=h/>. Do vậy, nhóm [[Lê Hy]] đã sửa lại nhiều chi tiết sai lệch về [[lịch Trung Quốc|lịch pháp]] và thiên văn trong bản Cảnh Trị của nhóm [[Phạm Công Trứ]], đồng thời họ cũng cô gọn lời văn và cắt bỏ hoặc bổ sung nhiều sự kiện lịch sử so với bản Cảnh Trị<ref name=i/>. Còn phần biên soạn mới của nhóm [[Lê Hy]] chính là quyển 19 của phần ''Bản kỷ'' trong bộ ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản ''Nội các quan bản'', tiếp nối dòng chảy lịch sử trước đó dừng lại ở thời điểm [[1662]] của nhóm [[Phạm Công Trứ]], được tạo ra dựa trên công tác "''tìm kiếm chuyện cũ, tham khảo các sách dã sử loại biên''" (蓃獵舊跡參諸野史 - sưu liệp cựu tích tham chư dã sử)<ref name=h/> và cũng được đặt tên là ''Bản kỷ tục biên''<ref name=h/>.
 
Bộ quốc sử hoàn thành vào mùa đông năm [[Đinh Sửu]] niên hiệu Chính Hòa thứ 18, tức là năm [[1697]] và được tiến dâng vua [[Lê Hy Tông]] cùng chúa [[Trịnh Căn]] vào ngày mồng một [[tháng Tý|tháng một]] cùng năm (tức là ngày 13 tháng 12 năm 1697), bao quát lịch sử Việt Nam từ thời đại họ [[Hồng Bàng]] mở đầu năm 2879 TCN đến hết năm [[1675]] nhà [[Lê trung hưng]].
Dòng 187:
3. Đặc điểm không kiêng huý là một căn cứ quan trọng để Phan Huy Lê kết luận về niên đại văn bản ''Nội các quan bản''. Bản này không kiêng huý các vua Lê cũng như các vua Nguyễn. Trong toàn bộ bản in, chỉ duy nhất có một trường hợp kiêng huý, đó là chữ ''trừ'' 除 trong câu "''niên thâm trừ dụng''" 年深除用 ở tờ 48b ''Bản kỷ thực lục'' quyển 14, kiêng tên Lam Quốc công [[Lê Trừ]], anh trai vua [[Lê Thái Tổ]], tiên tổ vua [[Lê Anh Tông]]. Phan Huy Lê lí giải đây là trường hợp ngoại lệ, không ảnh hưởng đến đặc điểm chung của văn bản là không kiêng huý. Phan Huy Lê cho biết không kiêng huý là đặc điểm quan trọng của các văn bản dưới thời [[Lê trung hưng]] nên ''Nội các quan bản'' phải được khắc ở thời kì này<ref name=m/> chứ không thể ở thời Nguyễn, triều đại thi hành rất chặt chẽ chế độ kị huý trong giai đoạn toàn thịnh của mình. Dưới thời kỳ [[Pháp thuộc]], chế độ kiêng huý của nhà Nguyễn tuy lỏng lẻo hơn, nhưng triều đình đã cho biên soạn và khắc in [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], không có lý do gì cho in lại ''Đại Việt sử ký toàn thư'' nữa<ref name=m/>
 
4. Bố cục và cách chia quyển của ''Nội các quan bản'' phù hợp với cách chia của nhóm [[Phạm Công Trứ]] được nhóm [[Lê Hy]] tiếp thu trong ''Đại Việt sử ký toàn thư'' in đời Chính Hoà : phần ''Bản kỷ toàn thư'' ghi chép lịch sử từ triều vua [[Đinh Tiên Hoàng]] đến hết triều vua [[Lê Thái Tổ]], phẩn ''Bản kỷ thực lục'' bắt đầu bằng triều vua [[Lê Thái Tông]] trong khi các bản ''Quốc Tử Giám tàng bản'' lại có bố cách và cách chia khác<ref name=m/>.
 
5. Đối chiếu với ''Đại Việt sử ký toàn thư'' Nguyễn Văn Huyên bản và ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'' : một số chữ trong ''Nội các quan bản'' khắc giống trong khi ''Quốc Tử giám tàng bản'' khắc sai so với hai bản trên do tự dạng gần giống<ref name=m/>. Bản Nguyễn Văn Huyên và ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'' có nguồn gốc gần gũi với ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản Chính Hoà, nhiều đoạn trong ''Đại Việt sử ký tiền biên'' còn bảo lưu gần như nguyên vẹn bản Chính Hoà, do đó, theo Phan Huy Lê, điều này chứng tỏ ''Nội các quan bản'' kế thừa trực tiếp bản Nguyễn Văn Huyên và xuất hiện trước ''Quốc Tử giám tàng bản''<ref name=m/>.
 
====Bố cục====