Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
{{quote|Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải.<br/>Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai...}}
 
Bà Nghè còn lập chợ Thị Nghè men theo bờ kênh, là nơi giao thương rộn rịp bậc nhất nhờ thuận tiện giao thông thủy lộ.<ref name="plo"/> Năm [[1771]]-[[1772]], em trai bà là tướng [[Nguyễn Cửu Đàm]] đã xây [[Lũy Bán Bích]] kèo dài từ đầu rạch Thị Nghè đến rạch Bến Nghé.<ref>[https://vnexpress.net/chuyen-ve-luy-ban-bich-va-nguoi-dau-tien-quy-hoach-sai-gon-3352624.html Chuyện về Lũy Bán Bích và người đầu tiên quy hoạch Sài Gòn] Trung Sơn - Vnexpress</ref><ref name="plo"/> Trước khi bị Pháp chiếm năm 1859, bên cạnh khu chợ sầm uất là các ụ đóng tàu chuyên đóng tàu chiến cho quân binh chúa Nguyễn ở bến rạch Thị Nghè.<ref name="plo"/> Trong [[trận thành Gia Định, 1859]], rạch Thị Nghè là nơi giao tranh giữa quân Pháp và quân nhà Nguyễn. Tàu chiến Pháp từ rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn bắn đại bác cấp tập vào thành. Ngược lại, pháo trên thành dội xuống tàu địch đậu ở phía rạch Thị Nghè (vị trí [[Thảo Cầm Viên]] ngày nay).<ref>[https://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/khuc-bi-trang-tran-chien-thanh-gia-%C3%B0inh-172-611942.html Khúc bi tráng trận chiến thành Gia Ðịnh 17-2] TS NGUYỄN MINH HÒA - Pháp Luật Online</ref>
 
Trong thời kỳ trước 1975, đoạn kênh chảy qua quận Phú Nhuận dài khoảng 2km. Qua khỏi Miếu Nổi, con rạch rẽ hai nhánh gọi chung là Rạch Miễu, khoanh thành khu Cù Lao gần như hình vuông, rộng khoảng 7[[hecta|ha]]. Tại khu vực đường Phan Xích Long giao với đường Hoa Sứ ngày nay, chính quyền Mỹ cho lắp đặt cống hộp thoát nước kéo dài từ [[sân bay Tân Sơn Nhất]] đổ xuống kênh. Cống rộng hai người chui vào lọt, quanh năm nước chảy đen kịt, bốc mùi hôi thối.<ref>[https://tuoitre.vn/duong-phan-xich-long-tu-xom-nuoc-den-den-pho-am-thuc-1230337.htm ​Đường Phan Xích Long: Từ xóm nước đen đến phố ẩm thực] TIẾN LONG - YẾN TRINH - Tuổi Trẻ Online</ref>