Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Nhà nước và chính trị: Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 253:
===Nhà nước và chính trị===
[[File:Rong da o Lam Kinh Thanh Hoa.jpg|trái|350px|thumb|Đôi rồng đá ở khu di tích Lam Kinh, [[Thanh Hóa]], biểu tượng quyền lực của chế độ quân chủ.]]
Lúc nghĩa quân Lam Sơn tiến ra [[Đông Đô]] năm [[1427]], Lê Lợi chia các lộ, trấn làm 4 đạo, đặt liêu thuộc văn võ ở trong ở ngoài; đặt chức tướng quân, các thị vệ và chức tuần kiểm ở cửa biển, còn vệ quân các lộ, các phủ thì bổ quan đại thần làm kiểm tri, tổng tri và đồng tri để chỉ huy và thi hành mệnh lệnh, quân ở 4 đạo thuộc về các quan này; ở nơi trấn thủ thì có chức quan sát và phòng ngự. Theo [[Lê Quý Đôn]], Lê Lợi phỏng theo chế độ nhà Trần, chằmnhằm cho các đơn vị to nhỏ giữ gìn lẫn nhau và các cấp ràng buộc với nhau.<ref>''Kiến văn tiểu lục'', Tập 1, Nhà Xuất bản Hồng Bàng, 2013, tr. 152.</ref>
 
Vua Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi năm [[1428]], chia trong nước làm năm đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Mỗi đạo đặt một vệ quân, mỗi vệ đặt chức Tổng quản(có các chức tổng quản, đô tổng quản, đồng tổng quản, trên dưới liên hệ nhau, lớn nhỏ giữ gìn nhau). Ông còn đặt chức Hành khiển ở năm đạo, chia giữ việc sổ sách và từ tụng của quân dân, đứng đầu là Hành khiển, thứ đến là các chức Tham tri, Đồng tri, Chủ bạ, Đạo thuộc. Các đạo đều đặt các ban tả hữu, giữa của cải chứa trong kho tàng (có chức Đô tri).<ref name=autogenerated2>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2006, quan chức chí, trang 532, 533, 534.</ref>