Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hắc Dịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Bài viết rất chi tiết, nhưng rất tiếc lại không có lấy 1 nguồn
Dòng 60:
Phường Hắc Dịch gồm có 9 khu phố: 1; 2; 3; 4; 5; Nông Trường; Trảng Cát; Trảng Lớn; Suối Nhum.
 
=== Thổ nhưỡng và khí hậu ===
Phường có tổng diện tích tự nhiên là 3,200 ha, trong đó diện tích đất đỏ Bazan chiếm khoảng 2,000 ha nằm ở phía Tây – Bắc thuộc các khu phố 1, 2, 3, Trảng Lớn và một phần khu phố Trảng Cát, khu phố Nông Trường. Phường có nhiều con suối chảy qua, các con suối đều nằm ở ranh giới giữa phường nhà với các xã, phường giáp ranh. Đặc điểm chung là suối nhỏ, lưu lượng nước chủ yếu vào mùa mưa, suối Đá Vàng nằm giữa P. Hắc Dịch và xã Phước Bình, suối Nhum giữa P. Hắc Dịch và xã Tóc Tiên, suối Nhà Bè nắm giữa P. Hắc Dịch và Sông Xoài. Thổ Nhưỡng của Hắc Dịch thích hợp với các loại cây công nghiệp như tiêu, điều, cao su, café; cây ăn quả như chôm chôm, mít, chuối, sầu riêng … và các loại cây ăn trái vùng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao.
 
Về khí hậu, P. Hắc Dịch là khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa, do tác động của gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô, do tác động của gió mùa Đông Bắc (còn gọi là gió chướng) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26-27 độ C. Bức xạ nhiệt cao, số ngày nắng trung bình trong năm là 261 ngày/năm. Tháng 4, tháng 5 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Tháng mát nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình là 24,5 độ C. Lượng mưa trung bình khoảng 1,350mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%. Nhìn chung, thời tiết, khí hậu trên địa bàn P. Hắc Dịch rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, như các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm …
 
=== Đường sá ===
Hắc Dịch có hệ thống đường bộ tương đối hoàn chỉnh, vừa được nâng cấp và xây dựng mới. Phường có 3 trục giao thông chính, là các tuyến đường trọng yếu phát triển kinh tế - xã hội. Đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao đi qua địa bàn phường dài 9 km, rộng 10m, điểm đầu giáp phường Mỹ Xuân, điểm cuối giáp xã Sông Xoài. Đường Hắc Dịch – Tóc Tiên đia qua địa bàn phường, dài 3 km, rộng 9m, điểm đầu giáp đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao, điểm cuối giáp xã Tóc Tiên – Châu Pha. Đường tập đoàn 7 – Phước Bình đi qua địa bàn xã dài 5,5 km, rộng 10m, điểm đầu giáp vòng xoay trung tâm, điểm cuối giáp phường Mỹ Xuân
 
== Dân tộc, tôn giáo, văn hóa ==
=== Dân tộc ===
Ngược dòng thời gian, Hắc Dịch trước đây là địa bàn cư trú của người dân tộc Châu Ro. Trong đó quá trình khai hoang mở đất người dân tộc Châu Ro lập nghiệp, sinh sống bằng nghề phát nương, mố lổ, tỉa hạt, trồng cây, dân cư thưa thớt, có chỗ cả cây số mới có cái chòi ọp ẹp. Người Kinh mãi tới đầu thế kỷ XX mới có một ít người đến đây sinh sống.
 
Trên địa bàn xã Hắc Dịch có 7 dân tộc sinh sống. Dân tộc Kinh có 2,711 hộ với 12,955 nhân khẩu; dân tộc Châu Ro có 62 hộ với 251 nhân khẩu; dân tộc Hoa có 38 hộ với 217 nhân khẩu; dân tộc Tày 29 hộ với 121 nhân khẩu; dân tộc Mường có 2 hộ với 8 nhân khẩu; dân tộc Nùng 3 hộ với 12 nhân khẩu; dân tộc Khơ-Me có 10 hộ với 42 nhân khẩu. Hầu hết các dân tộc có truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
 
Năm 2010, tổng dân số toàn xã có 2,699 hộ, với 13,590 nhân khẩu, trong đó tạm trú 155 hộ với 569 nhân khẩu, cư trú trên địa bàn 81 tổ dân cư.
 
=== Tôn giáo ===
Tại địa bàn với dân di cư từ nhiều nơi đến lập nghiệp, số người theo Đạo Phật, Thiên Chúa, Tin Lành chiếm 36,7% dân số toàn xã, trong đó Phật giáo có 3,016 phật tử, địa điểm hành đạo là Chùa Đức Sơn tọa lạc tại ấp Trảng Lớn; Thiên Chúa giáo có 1,737 tín đồ, địa điểm hành đạo tại nhà thờ Xuân Ngọc, tọa lạc tại ấp Trảng Cát; đạo Cao Đài có 52 tín đồ sinh hoạt hành đạo tại Thánh thất Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xã Mỹ Xuân gần đó; đạo Tin Lành có 71 tín đồ có tụ điểm sinh hoạt tại tổ 9 ấp 2; số còn lại thờ cúng ông bà, tổ tiên … Đa số người dân tộc Châu ro sinh sống tại ấp 1.
 
=== Văn hóa ===
Về văn hóa lễ hội, tọc người Châu Ro mang nặng tín ngưỡng thần linh (Yang) như: Yang Va (Thần Lúa, Thần Nông), Yang Gung (Thần Núi), Yang Vri (Thần rừng) … Hiện nay, người Châu Ro còn lưu lại nhiều hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa như: Bộ chiêng đồng (Goong); đàn tre (goong kla); đàn môi (tôln); sáo (t’le) cùng những điệu hát ru và đặc biệt là nhạc cụ cồng chiêng rất phổ biến. Loại nhạc cụ cồng chiêng của người Châu Ro đã thực sự trở thành biểu tượng của sức mạnh tinh thần, giá trị văn hóa cáo và là một di sản văn hóa trong kho tàng văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc. Người Châu Ro ở Hắc Dịch nói riêng và Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, có hai lễ hội dân gian đáng chú ý là lễ hội Ốp Yang Va (cúng thần lúa) và lễ hội Ốp Yang Vri (cúng thần rừng).
 
== Truyền thống yêu nước và cách mạng ==
Là xã vùng sâu, mặc dù dân số không đông, chủ yếu là dân tộc Châu Ro và một bộ phận người Kinh về đây lập nghiệp, nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tuyệt đại đa số nhân dân một lòng, một dạ đi theo cách mạng. Hắc Dịch đã trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Bà Rịa và của các lực lượng vũ trang tỉnh qua hai thời kỳ kháng chiến. Nhân dân Hắc Dịch đã đóng góp nhiều nhân tài vật lực cho cách mạng
Hắc Dịch là biểu tượng đẹp nhất của vùng kháng chiến, là xã đầu tiên rào làng chiến đấu; là xã đầu tiên đánh địch bằng chông tre, tên ná, bàn đinh, hố chông tự tạo; với tinh thần yêu nước nhân dân trong xã, địch đến là đánh, địch đi là sản xuất nuôi quân; là xã duy nhất không có một người dân theo giặc, ngay cả thời kỳ khó khăn ác liệt nhất.
 
Trải qua hai cuộc kháng chiến, Đảng bộ, nhân dân xã Hắc Dịch đã khẳng định được truyền thống đoàn kết, yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm. Truyền thống đó là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng; đồng thời tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn xây dựng và phát triển của địa phương.
 
== Lược sử về địa đạo Hắc Dịch ==
 
Tháng 5 năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10/59 đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Đầu năm 1960 Mỹ - Diệm tìm diệt những cán bộ đảng viên và người bị nghi thân cộng bằng những đợt tố cộng, diệt cộng khốc liệt. Để bảo toàn lực lượng và củng cố khu căn cứ kháng chiến đầu não trung tâm chỉ huy cuộc kháng chiến của tỉnh Bà Rịa tại Hắc Dịch, tỉnh ủy chỉ đạo triển khai đào địa đạo tại Hắc Dịch. Đồng chí Phan Tiến Ngọc (Ba Đán) – Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa sau khi dự hội nghị ở Củ Chi về đã phổ biến kinh nghiệm đào địa đạo.
 
Vào mùa khô năm 1961, các cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến đã tiến hành đạo địa đạo. Tất cả địa đạo của các cơ quan Tỉnh ủy đều có đặc trưng: địa đạo đều ẩn dưới tán rừng già, trên các sườn đồi thoai thoải, cách các suối nước không xa, toàn bộ nằm trong khu căn cứ kháng chiến của tỉnh. Trên các đường địa đạo là khu lán trại được cất dựng bằng tre nứa, gỗ, lớp lá trung quân hoặc ni lông tăng bạt dùng làm nơi làm việc, hội họp sinh hoạt, ăn ở của anh em các cơ quan. Nền lán trại được lấy từ đất đào địa đạo lên, sát gần địa đạo có đường giao thông hào và các ụ chiến đấu, cách giao thông hào từ 100 – 200m có các loại hầm chống chông được ngụy trang kín đáo để ngăn chặn địch càn quét từ ngoài vào. Các đường giao thông hào nơi có ụ chiến đấu có lối đi thông xuống địa đạo khi cần thiết.
 
Hệ thống địa đạo Hắc Dịch gồm 4 tuyến địa đạo của các cơ quan: Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Mặt Trận và Ban Tuyên huấn tỉnh Bà Rịa được xây dựng và hoạt động từ năm 1961 đến năm [[1995]]. Sau năm 1965 các cơ quan lãnh đạo cách mạng kháng chiến tỉnh chuyển dần về vùng Kim Long – Xuân Sơn huyện Châu Đức, [[bà Rịa (tỉnh)|tỉnh Bà Rịa]]. Địa đạo của các cơ quan ở Hắc Dịch chuyển giao lại cho đoàn 80 Hậu cần miền Đông Nam Bộ hoạt động và sử dụng cho đến ngày [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|giải phóng]].
 
==Tham khảo==