Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rối loạn tăng động giảm chú ý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 15:
'''Rối loạn tăng động giảm chú ý''' (Tiếng Anh: ''Attention-deficit hyperactivity disorder'' - '''ADHD''') là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7<ref name="nmt"/>. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu<ref>{{chú thích tạp chí |author=Polanczyk G, de Lima MS, Horta BL, Biederman J, Rohde LA |title=The worldwide prevalence of ADHD: a systematic review and metaregression analysis |journal=Am J Psychiatry |volume=164 |issue=6 |pages=942–8 |year=2007 |pmid=17541055 |doi=10.1176/appi.ajp.164.6.942 |url=}}</ref>. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh này là 3,01% <ref name="thanhphuc">[http://www.eduf.vnu.edu.vn/downloads/Proceedings-VN_HM.pdf Trích trong Hội thảo can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam] Thực trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội, nghiên cứu: '''Nguyễn Thị Vân Thanh'''-[[Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia]] và '''Nguyễn Sinh Phúc'''-Bệnh viện 103 [[Học viện Quân Y|Học viện Quân y]]</ref>.
 
== Tiêu chuẩn chẩn đoán và các cách nhận biết ==
Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM<ref name="nmt">[http://www.tamlytrilieu.com/tangdong-giamchuy.htm Rối loạn tăng động giảm chú ý] BS.'''Nguyễn Minh Tiến''' dịch Theo Diagnostic And Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition - DSM-IV</ref><ref>[http://www.behavenet.com/capsules/disorders/adhd.htm Diagnostic criteria for Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder]</ref>:
 
'''I'''. Có tiêu chuẩn A hoặc B
 
A. Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển, nhóm A có tới 10 cách nhận biết như sau:
 
# Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
Dòng 31:
# Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
# Thường quên làm các công việc hằng ngày.
# Thường ít chú ý bài giảng trong suốt thời gian học tập.
 
B.Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển, nhóm B có tất cả 10 cách nhận biết như sau:
 
* '''Tăng động''':
Hàng 48 ⟶ 49:
# Thường khó chờ đợi đến lượt mình.
# Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).
# Thường dễ bị kích động khi gặp nhiều tình huống khác.
 
'''II'''. Một số triệu chứng tăng động - bồng bột hoặc triệu chứng giảm chú ý gây ra suy giảm chức năng xuất hiện trước 7 tuổi.