Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diêm Tích Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 78:
 
Quan hệ tài chính giữa Sơn Tây và chính phủ trung ương rất phức tạp. Diêm đã tạo ra được một tổ hợp công nghiệp nặng xung quanh [[Thái Nguyên]], nhưng không công khai ra bên ngoài Sơn Tây, có lẽ là để đánh lừa Tưởng Giới Thạch. Dù đạt được những thành công nhất định trong công cuộc hiện đại hóa nền công nghiệp Sơn Tây, Diêm vẫn liên tiếp yêu cầu chính phủ trung ương hỗ trợ tài chính để dùng mở rộng đường sắt và những việc khác, nhưng đều bị từ chối. Khi Diêm từ chối nộp thuế muối (được sản xuất tại các công xưởng Sơn Tây) về cho chính phủ trung ương, Tưởng đáp trả bằng cách lũng đoạn thị trường muối ở Hoa Bắc với rất nhiều muối (sản xuất tại vùng duyên hải Trung Hoa) đến mức giá muối ở Hoa Bắc rớt thảm hại: do giá muối Hoa Bắc quá thấp, các tỉnh lân cận đều ngừng mua muối Sơn Tây. Năm 1935, Tưởng công bố một bản "kế hoạch 5 năm" để hiện đại hóa Trung Hoa, có lẽ là chịu nhiều ảnh hưởng từ "kế hoạch 10 năm" mà Diêm đề ra vài năm trước đó.<ref>Gillin ''Warlord'' 193</ref>
 
==Chính sách công==
 
Tại Sơn Tây, Diêm thi hành hàng loạt cải cách với quyết tâm củng cố quyền thống trị của bản thân. Dù vẫn duy trì những giá trị truyền thống của tầng lớp địa chủ, ông phê phán sự bóc lột nông dân, và từng bước tiến hành cải cách ruộng đất và làm suy yếu thế lực của tầng lớp địa chủ nông thôn. Những cải cách này cũng làm suy yếu các lãnh chúa đối lập trong tỉnh.<ref name="Portrait1" />
 
Diêm cố gắng xây dựng quân đội chuyên nghiệp từ lực lượng lính mộ địa phương, phải vì nhân dân chiến đấu chứ không phải là ông chủ của người dân. Ông phát triển một chủ thuyết riêng (tên là "Tư tưởng Diêm Tích Sơn") và tuyên truyền chủ thuyết này bằng cách tài trợ một mạng lưới báo chí cũng như những gánh hát rong. Ông tổ chức những buổi họp công cộng để người tham dự có thể tự thú nhận những việc làm sai trái của họ và/hoặc phê phán những việc làm xấu của người khác. Ông cũng lập ra một hệ thống giáo dục công, đào tạo một tầng lớp công nhân và nông dân lành nghề biết đọc viết đủ để truyền thụ kiến thức. Không phải đến thời kỳ [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] những chính sách này mới được áp dụng, mà đã bắt đầu được Diêm thi hành ngay từ thời kỳ quân phiệt.<ref name="Portrait2" />
 
===Chính sách quân sự===
 
Khi Diêm từ Nhật Bản trở về năm 1909, ông trở thành một nhà quân phiệt chủ nghĩa, và đề ra một hệ thống nghĩa vụ quân sự toàn quốc theo mô hình [[nước Đức]] và [[Nhật Bản]]. Thất bại của Đức trong [[Thế chiến I]] và thất bại của Diêm tại [[Hà Nam]] năm 1919 khiến Diêm thay đổi ý kiến về chủ nghĩa quân phiệt. Sau đó Diêm cắt giảm quân đội cho tới năm 1923 (để tiết kiệm ngân sách), khi một tin đồn lan ra rằng các lãnh chúa khác đang âm mưu xâm chiến Sơn Tây. Diêm liền tiến hành cải cách quân sự, tập trung huấn luyện 100,000 dân quân nông thôn theo kiểu lực lượng dự bị Nhật và [[Hoa Kỳ]].<ref name="Gillin Warlord 24">Gillin ''Warlord'' 24</ref>
 
Thông qua chế độ quân dịch, Diêm dự định tạo ra một lực lượng dân quân dự bị làm nền tảng cho xã hội Sơn Tây. Vì lực lượng của ông có lẽ là đội quân duy nhất trong thời kỳ quân phiệt được tuyển mộ tại địa phương, cũng như vì Diêm yêu cầu quân đội tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng Sơn Tây, như làm đường và giúp nông dân làm ruộng, và cũng vì kỷ luật nghiêm khắc của Diêm đảm bảo binh lính không được cướp giật hàng hóa tài sản của thường dân, đội quân Sơn Tây được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn những lực lượng quân phiệt Trung Hoa.<ref name="Portrait6" />
 
Bộ tham mưu của Diêm đều là những sĩ quan xuất thân địa chủ, từng trải qua 2 năm đào tạo được chính phủ chi trả. Dù Diêm rất nỗ lực để đưa những sĩ quan này vào khuôn khổ nghiêm khắc theo kiểu Nhật, cũng như truyền thụ [[Tư tưởng Diêm Tích Sơn]] cho họ, quân đội của ông không hề tỏ ra đặc biệt tinh nhuệ hay kỷ luật trong chiến tranh. Nhìn chung, thành tích của quân đội Diêm trên chiến trường không thật sự đáng tự hào, và các sĩ quan của Diêm cũng không thật sự quan tâm hay đồng cảm với binh lính, mà chỉ lo tranh giành quyền lực và tiền tài. Diêm xây dựng một xưởng vũ khí tại [[Thái Nguyên]] mà trong suốt giai đoạn ông cầm quyền luôn là xưởng sản xuất pháo dã chiết duy nhất tại Trung Hoa. Sự tồn tại của xưởng vũ khí này là một trong những nguyên nhân chính giúp Diêm giữ được nền độc lập nhất định của Sơn Tây.<ref name="Portrait6" /> Dù không thật sự thành công khi giao chiến với các lực lượng quân phiệt khác, quân đội của Diêm vẫn tiêu diệt được nạn thổ phỉ ở Sơn Tây, bảo đảm được trật tự và an ninh tương đối tốt.<ref name="Portrait7">Gillin ''The Journal of Asian Studies'' 295</ref> Những thắng lợi của Diêm trong việc tiễu trừ thổ phỉ bao gồm liên minh với [[Viên Thế Khải]] để tiêu diệt tàn quân Bạch Lang sau khi [[cuộc nổi dậy Bạch Lang]] 1913-1914 thất bại.
 
===Chính sách xã hội===
 
Diêm quyết tâm bài trừ những phong tục truyền thống mà ông cho là lỗi thời. Ông ra lệnh cho tất cả đàn ông Sơn Tây cắt bỏ đuôi sam của họ (từ thời [[nhà Thanh]]), lệnh cho cảnh sát cắt hết đuôi sam của bất cứ ai từ chối không chịu bỏ. Có lúc, Diêm còn lừa người dân vào các rạp hát rồi cho cảnh sát lần lượt cắt bím tóc của khán giả.<ref name="Portrait7" /> Diêm cũng nỗ lực bài trừ nạn mù chữ của phụ nữ bằng cách thành lập ít nhất một trường dạy nghề tại mỗi quận, ở đó các bé gái con nhà nông dân có thể được học tập những kĩ năng và kiến thức cơ bản. Sau thắng lợi của [[Quốc dân đảng]] năm 1925, tạo ra một làn sóng ủng hộ những tư tưởng Quốc dân, kể cả nữ quyền, Diêm cho phép phụ nữ được vào học tại các trường trung học và đại học, cũng như thành lập các hội phụ nữ tại những nơi đó.<ref name="Gillin Warlord 24"/>
 
Diêm còn ra sức loại bỏ tập tục bó chân, đe dọa bắt những người đàn ông lấy vợ bó chân, và những người mẹ bó chân con gái mình, đi lao động trong các công xưởng. Ông cũng ngăn cản việc sử dụng âm lịch và khuyến khích phát triển các tổ chức hướng đạo địa phương. Cũng như những người Cộng sản sau này, Diêm trừng phạt những kẻ phạm pháp bằng "cải tạo qua lao động" trong các công xưởng.<ref name="Portrait7" />
 
===Chính sách thuốc phiện===
 
Năm 1916, ít nhất 10% trong số 11 triệu dân Sơn Tây nghiện thuốc phiện, điều này khiến Diêm quyết định phải tiêu diệt nạn thuốc phiện sau khi lên nắm quyền. Trước tiên, Diêm xử lý bọn buôn thuốc phiện và những người nghiện nặng, tống cổ những người nghiện nặng vào tù và đưa họ và gia đình họ ra trước công chúng để làm nhục. Rất nhiều người bị kết án chết vì bị cắt cơn đột ngột. Sau năm 1922, một phần do sự phản đối của công chống, Diêm từ bỏ chính sách trừng phạt, chuyển sang chính sách phục hồi nhân phẩm cho người nghiện, thông qua gia đình họ buộc họ phải bỏ thuốc phiện, và xây dựng các trại cai nghiện cho mục đích này.<ref name="Warlord1">Gillin ''Warlord'' 38-40</ref>
 
Những biện pháp chống thuốc phiện của Diêm đem lại hiệu quả to lớn, số lượng người nghiện tại Sơn Tây đã giảm thiểu đến 80% tính tới 1922. Tuy nhiên, trong khi những lãnh chúa quân phiệt khác chẳng làm gì để ngăn chặn nạn buôn bán và sử dụng thuốc phiện, những biện pháp này càng khiến giá thuốc phiện tăng vọt, và thuốc phiện từ khắp nơi được buôn lậu vào Sơn Tây bằng đủ mọi cách, phổ biến là chuyển sang sử dụng loại thuốc viên trộn giữa [[morphine]] và [[heroin]], vốn dễ dàng vận chuyển và sử dụng hơn. Vì những địa chủ thế lực nhất Sơn Tây thường là những kẻ cầm đầu đằng sau nạn thuốc phiện, các viên chức Sơn Tây vốn cũng xuất thân từ tầng lớp địa chủ quyền quý hiếm khi tuân theo lệnh Diêm, nhưng ông cũng chẳng mấy khi làm gì được họ vì không có bằng cớ. Cuối cùng Diêm đành từ bỏ những biện pháp chống thuốc phiện, chuyển sang chính sách theo đó chính quyền độc quyền sản xuất và buôn bán thuốc phiện tại Sơn Tây.<ref name="Warlord1" /> Diêm tiếp tục than phiền về việc thuốc phiện tràn lan cho tới những năm 1930, và sau năm 1932 đã xử tử hơn 600 kẻ buôn lậu thuốc phiện. Nạn buôn lậu vẫn tiếp diệt, nhưng Diêm dần dần từ bỏ quyết tâm đàn áp, có lẽ vì sợ khiêu khích người Nhật, vốn sản xuất phần lớn morphine và heroin tại Trung Hoa thời đó từ tô giới của họ tại [[Thiên Tân]], cũng như kiểm soát phần lớn thị trường thuốc phiện tại Hoa Bắc trong những năm 1930.<ref>Gillin ''Warlord'' 138</ref>
 
===Những hạn chế===
 
Những nỗ lực phát triển kinh tế Sơn Tây của Diêm chủ yếu bao gồm những dự án đầu tư của chính quyền vào các ngành công nghiệp, và nhìn chung ông đã thất bại trong việc khuyên khích kinh doanh tư bản. Dù tỉnh hình kinh tế Sơn Tây được cải thiện đáng kể, những nỗ lực của Diêm vẫn bị giới hạn, bởi bản thân ông cũng không có mấy kiến thức về kinh tế hay công nghiệp. Diêm cũng không có những cố vấn giàu kinh nghiệm để có thể chỉ đạo những dự án dù chỉ tương đối phức tạp có liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế của ôn. Vì hầu hết ban tham mưu của ông đều xuất thân từ tầng lớp địa chủ, nhiều người trong số họ có thể đã phá hoại ngầm từ bên trong, khiến nông dân tiếp tục lao động cho họ với mức lương rẻ mạt.<ref>Gillin ''The Journal of Asian Studies'' 305</ref>
 
==Chú thích==