Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bồ-đề”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Image:SiddhartaBirth.jpg|thumb|300px|[[Nữ hoàng Maya]] cầm một nhánh cây [[Bồ-đề thụ|bồ-đề]], khi [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm]] chào đời, Gandhara, thế kỷ 2 - 3 [[TCN]]]]
 
'''Bồ-đề''' (zh. 菩提, sa., pi. ''bodhi'') là danh từ dịch âm từ ''bodhi'' [[tiếng Phạn]], dịch nghĩa là Tỉnh thức, [[Giác ngộ]] (zh. 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (sa. ''āryamārga'') bằng cách hành trì [[Tam thập thất bồ-đề phần|37 Bồ-đề phần]] và diệt trừ [[Vô minh]], thông suốt được [[Tứ diệu đế]].
 
Trong [[Tiểu thừa]] (sa. ''hīnayāna''), Bồ-đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả [[Thanh văn thừa]] (sa. ''śrāvakayāna''), tu và chứng quả [[Ðộc giác Phật]] (sa. ''pratyekabuddha'') và cuối cùng là đạt quả vị [[Tam-miệu-tam-phật-đà]] (sa. ''samyaksaṃbuddha''), là quả vị Phật vô thượng, đạt [[Nhất thiết trí]] (sa. ''sarvajñatā''), có khi gọi là Ðại bồ-đề (sa., pi. ''mahābodhi'').
 
Trong [[Ðại thừa]], Bồ-đề được hiểu là trí huệ nhận ra rằng không có sự sai khác giữa [[Niết-bàn]] (sa. ''nirvāṇa'') và [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''), giữa khách thể và chủ thể. Bồ-đề là chứng được trí [[Bát-nhã]] (sa. ''prajñā''), nhận ra [[Phật tính]] của chính mình hay của muôn loài, nhận ra [[tánh Không|tính Không]] của thế gian, nhận biết “sự"sự thật như nó là”là" (chân như).
 
Ðại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị [[A-la-hán]]), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị [[Bồ Tát]]) và giác ngộ hoàn toàn của một vị [[Phật]]. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Ðại thừa lại có một cách giải thích khác nhau.
 
Ðại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị [[A-la-hán]]), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị [[Bồ Tát]]) và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Ðại thừa lại có một cách giải thích khác nhau.
==Tham khảo==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
*''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
 
==Xem thêm==
*[[Giác ngộ]]